Đi ôtô thì phải chấp nhận phí gửi xe cao?

Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội cho rằng nếu không tăng phí để hạn chế phương tiện cá nhân, sau này khu trung tâm sẽ chẳng còn chỗ đứng.
Đi ôtô thì phải chấp nhận phí gửi xe cao?

Ngày 1/1, Hà Nội chính thức tăng mức phí trông giữ phương tiện. Ngay lập tức, nhiều người dân tỏ ra bức xúc, lên tiếng phản đối mức giá mới. Họ cho rằng mức phí này quá cao đối với thu nhập của người dân.

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội, cho rằng bị tác động đến hầu bao, người dân phải ứng là điều dễ hiểu. Trong khi đó, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định người dân có tiền mua ôtô thì phải chấp nhận mức phí này. Chủ trương Hà Nội là hạn chế xe cá nhân vào nội đô.

Đi ôtô phải chịu phí cao

Ông Nam khẳng định việc tăng phí trông giữ xe, người dân không phản ứng mới lạ. Nhưng phải hiểu, đây là một trong những giải pháp hạn chế phương tiện đi vào quận trung tâm. Nhiều khi tăng phí cao người dân vẫn lái ôtô.

Vị này dẫn chứng trước đây, người dân ở trung tâm chấp nhận bỏ 100.000 đồng để dựng xe cả ngày ở lòng đường. Họ biến lòng đường thành gara ôtô riêng, bởi giá quá rẻ so với gửi xe ở bãi. Thậm chí họ để ngày này qua ngày khác.

Khi áp dụng quy định này Hà Nội mong muốn lòng đường không có xe chứ không phải tăng phí để lấy tiền.

“Nếu bây giờ người dân quận Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Từ Liêm mà kêu phí cao thì chúng tôi sẽ xem lại. Chứ còn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, nhất khu xung quanh Hồ Gươm, chúng tôi chỉ mong không có xe đỗ ở lòng đường nữa”, ông Nam nói

Trưởng ban Pháp chế HĐND TP cho rằng người dân mua ôtô, đi ôtô phải chấp nhận mức phí cao. Nếu không thì hãy lựa chọn phương tiện công cộng.

Trước nghi ngờ về việc phương tiện công cộng chưa đáp ứng nhu cầu, ông Nam khẳng định hiện các khu phố nằm trong danh sách tăng phí phương tiện công cộng đã đảm bảo. Người dân chỉ đi 500 m là có một điểm đỗ xe buýt, vẫy tay là có taxi.

Vị này cho rằng chỉ một số người dân ở khu Hoàn Kiếm, Ba Đình là phản ứng. Nhưng đây là quyết định được bàn bạc rất kỹ, nhiều năm. Nếu không làm sau này Hà Nội sẽ bế tắc vì không có chỗ đi, chỗ đứng nữa.

“Đánh” vào kinh tế để hạn chế xe cá nhân

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết khu vực trung tâm đang ùn tắc nghiêm trọng, phải tăng phí trông giữ xe cao để hạn chế phương tiện cá nhân. Việc tăng phí chỉ tác động lên một bộ phận người dân.

Hà Nội tăng phí trông giữ phương tiện từ 1/1

Về việc người dân cho rằng tăng phí phải có lộ trình, ông Viện khẳng định phương án này đã nghiên cứu nhiều năm.

Giám đốc Sở GTVT chia sẻ Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng phố đi bộ và hạn chế phương tiện cá nhân ở khu vực rộng hơn. Việc tăng phí trông giữ xe để đáp ứng cho các công việc sau này.

Hơn nữa, tăng phí sẽ giúp kéo giảm ùn tắc giao thông, giảm lượng khí thải do xe cộ thải ra.

“Không cấm xe cá nhân thì phải dùng biện pháp kinh tế để hạn chế phương tiện. Phí trông giữ thấp, có người rỗi rãi đỗ xe chiếm dụng lòng đường cả ngày để uống cà phê gây ùn tắc”, ông Viện nói.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ôtô trên địa bàn TP.Hà Nội, áp dụng từ 1/1/2018.

Theo đó, giá trông xe máy tăng lên mức 3.000 - 5.000 đồng/xe/lượt; ôtô tại các quận tăng lên mức tối đa 30.000 - 35.000 đồng/xe/lượt.

Tại một số tuyến phố trung tâm như: Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Giấy, Phủ Doãn, Quán Sứ giá trông giữ xe dưới 9 chỗ theo tháng (cả ngày, đêm) lên tới 3-4 triệu đồng/ôtô và xe từ 10-24 chỗ ngồi có phí gửi từ 3,6 triệu lên đến 5 triệu đồng/ôtô.

Đối với xe đỗ theo giờ, phí 2 tiếng đầu là 25.000 đồng/giờ. Giờ thứ 3 và 4 là 35.000 đồng. Bắt đầu từ giờ thứ 5 trở đi, 45.000 đồng/giờ. Như vậy, nếu gửi 8 tiếng người dân phải bỏ ra tổng cộng 300.000 đồng.

Trước đó, mức phí đỗ ôtô tại Hà Nội 2 tiếng đầu tổng cộng 30.000 đồng, đỗ xe cả ngày (8 tiếng) là 120.000 đồng.

Theo Zing

news.zing.vn/di-oto-thi-phai-chap-nhan-phi-gui-xe- https://news.zing.vn/di-oto-thi-phai-chap-nhan-phi-gui-xe-cao-post809166.html

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…