DIC Corp mua lại 22,5 triệu cổ phần của DIC Phương Nam

Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG )sẽ chi 225,4 tỷ đồng mua lại 22,5 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Phát triển Phương Nam (DIC Phương Nam) từ công ty con là Du lịch DIC (DIC Hospitality).

Hội đồng quản trị DIC Corp vừa thông qua việc mua lại 22,5 triệu cổ phần của DIC Phương Nam từ công ty con là DIC Hospitality. Số cổ phần này chiếm 43,3% vốn điều lệ của DIC Phương Nam.

Giá mua được công bố là 10.000 đồng/cổ phiếu, như vậy, quy ra tổng số tiền mà DIC Corp sẽ chi ra là 225,4 tỷ đồng, được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, bù trừ công nợ,… và sẽ trả chậm đến năm 2023.

DIC Phương Nam được thành lập vào năm 2007 và kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch nghỉ dưỡng.

DIC Corp
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của DIC Corp đạt 1.094 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021

Tính tới cuối quý II/2022, DIC Corp có 9 công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, phát triển đô thị, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ, thương mại… Ngoài ra, có 3 công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà, môi giới bất động sản, kinh doanh bê tông, sửa chữa thiết bị thi công, phát triển đô thị,…

Trong quý II, doanh nghiệp ghi nhận doanh thuần 575,3 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 79,4 tỷ đồng, tăng 50,1%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty đạt 1.094 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi sau thuế công ty mẹ đạt 142,8 tỷ đồng tăng 51,3%. Lợi nhuận trước thuế là 183,2 tỷ đồng và tăng 53,5%.

Năm nay, DIC Corp lên kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 43,2% và 48,2% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, hiệncông ty mới hoàn thành 21,9% kế hoạch doanh thu và 9,6% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Trong quý II, dòng tiền kinh doanh của DIC Corp âm hơn 1.900 tỷ, trong khi cùng kỳ là âm 353,5 tỷ đồng.

Lý giải về việc tỷ hoàn thành kế hoạch còn thấp, lãnh đạo DIC Corp cho biết, kết quả này là tình hình chung của các doanh nghiệp bất động sản do lợi nhuận thường được ghi nhận vào các quý cuối năm.

Bên cạnh đó, những chính sách kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu đến từ khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine và nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực bất động sản, đó lại là các hoạt động chính của công ty.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.