Điểm danh các dự án FDI lớn trong năm 2019

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ.
Điểm danh các dự án FDI lớn trong năm 2019

Theo báo cáo của Cục, mặc dù vốn thực hiện của khu vực FDI năm 2019 tăng so với cùng kỳ nhưng có thể thấy rằng, mức tăng đã suy giảm so với năm 2017 và 2018 (năm 2017 vốn thực hiện tăng 11% so với năm 2016, năm 2018 tăng 9%).

Năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính lũy kế, cả nước có gần 31.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 211,8 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Trong năm 2019, ước tính các dự án FDI đã giải ngân 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. 

Cũng theo báo cáo, các dự án FDI lớn bao gồm 07 dự án, bao gồm các dự án góp vốn, điều chỉnh và đăng ký mới. 

Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội. Dự án này đưa Hồng Kông vươn lên vị trí thứ 2 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong năm qua. 

Dự án Công ty TNHH Techtronic Tools (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 650 triệu USD với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất các phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh dùng trong ngành công nghiệp và dân dụng tại TP. HCM.

Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (Hàn Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 420 triệu USD với mục tiêu xây dựng Trường đua ngựa; tổ chức hoạt động đua ngựa; tổ chức đặt cược đua ngựa; thực hiện quyền xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ hàng hóa; xây dựng, kinh doanh khách sạn và biệt thự 3 sao; xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng khác tại Hà Nội.

Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.

Dự án Công ty TNHH Wanna Explore Travel (Ai Cập), tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, đầu tư tại TP.HCM với mục tiêu thực hiện dịch vụ đại lý lữ hành - điều hành tour du lịch và hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không.

Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD, đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.

Dự án Nhà máy sản xuất màn hình LCD-Qisda Việt Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư đăng ký 263 triệu USD, đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD.

Xem thêm

Việt Nam đón 166 dự án FDI đầu tiên trong năm 2018

Việt Nam đón 166 dự án FDI đầu tiên trong năm 2018

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/1/2018 thu hút 166 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 442,6 triệu USD, giảm 5,1% về số dự án và giảm 64,4% về vốn đăng ký so với cùng
Vẫn khó xử lý chủ dự án FDI bỏ trốn?

Vẫn khó xử lý chủ dự án FDI bỏ trốn?

Gần đây, một số chủ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đồng Nai đã bỏ trốn, để lại hậu quả nặng nề. Trong khi đó, hàng chục doanh nghiệp khác đang lỗ nặng, cần kiểm soát chặt để tránh diễn bi

Có thể bạn quan tâm