Điểm danh những doanh nghiệp nghìn tỷ giao dịch với thị giá chưa bằng “cốc trà đá”

Hầu hết các cổ phiếu này đều đã từng có thời điểm giao dịch tại mức thị giá khá cao, thậm chí là rất cao trong quá khứ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài trượt giá, các cổ phiếu này hiện nay vẫn giao d
Điểm danh những doanh nghiệp nghìn tỷ giao dịch với thị giá chưa bằng “cốc trà đá”

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) – Doanh nghiệp lớn trong ngành hạ tầng khu công nghiệp hiện với vốn điều lệ trên 9.385 tỷ đồng. Sau khi niêm yết trên sàn HoSE vào cuối năm 2006, có thời điểm giá cổ phiếu ITA đã vượt 30.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, ITA vẫn luôn giao dịch dưới mệnh giá, lần gần nhất cổ phiếu này giao dịch trên mệnh giá là từ tháng 3/2014.

Tính từ đầu năm 2018 đến nay cổ phiếu ITA giao dịch chưa đến mức 3.600 đồng/cổ phiếu, và có lúc giảm xuống 1.990 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa thị trường khoảng 1.900 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự phân hóa rõ rệt. Bên cạnh hàng loạt cổ phiếu các doanh nghiệp lớn đang giao dịch với mức giá hàng chục hay hàng trăm nghìn đồng một cổ phiếu thì vẫn còn không ít cổ phiểu loanh quanh giao dịch với thị giá chỉ ngang cốc trà đá.

Về kết quả kinh doanh năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của ITA đều tăng trưởng mạnh so với năm trước đó. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 698 tỷ đồng, tăng 187% so với năm 2016, còn lợi nhuận sau thuế đạt gần 52 tỷ đồng, tăng trưởng 32,5% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối năm 2017, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 574 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 12.921 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 10.304 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Đại Dương

CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng tương ứng 300 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch. Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên cũng rất lớn, có lúc lên đến vài triệu đơn vị.

Trong khi đó, hiện mã OGC đang giao dịch trên thị trường quanh ngưỡng 2.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa hơn 600 tỷ đồng. Trong quá khứ, cổ phiếu OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương giao dịch trên mức 34.000 đồng/cổ phiếu nhưng mấy năm gần đây đều giao dịch dưới mức 5.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí có lúc chỉ nhỉnh hơn 1.000 đồng/cổ phiếu.

Kết quả kinh doanh cũng phản ánh khá sát tình hình giá cổ phiếu. Năm 2017, doanh thu của OGC chỉ đạt 1.134 tỷ đồng, tương đương 96,8% so với năm 2016, công ty tiếp tục báo lỗ 471 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối năm lên trên 2.884 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn 844 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu là 3.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm lỗ thứ 2 liên tiếp của OGC. Trước đó năm 2016 công ty cũng lỗ hơn 794 tỷ đồng. Riêng 2 năm liên tiếp OGC đã lỗ tổng cộng trên 1.265 tỷ đồng.

CTCP TV – TM - DV Địa ốc Hoàng Quân

Giá cổ phiếu HQC của CTCP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) cũng giao dịch dưới mệnh giá đã hơn 7 năm nay. Một năm trở lại đây, cổ phiếu này luôn giao dịch dưới 3.500 đồng/cổ phiếu và liên tục lao dốc hoặc lình xình.

Tính đến hết ngày 15/6/2018, vốn hóa thị trường của HQC chỉ đạt hơn 971 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ mức khá cao so với nhiều doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, xấp xỉ 4.766 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm 2017, doanh thu công ty chỉ đạt 367 tỷ đồng, bằng 43% so với năm trước. Tuy nhiên nhờ hoạt động thoái vốn tại các công ty con, nên lợi nhuận sau thuế cả năm vẫn đạt trên 65 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận đạt được năm 2016.

Tính đến hết năm 2017 tổng cộng tài sản công ty đạt trên 6.294 tỷ đồng, nợ phải trả là 2.050 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hơn 4.243 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu là 4.766 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư và phát triển KSH

Trong quá khứ, từng có thời điểm cổ phiếu KSH của CTCP Đầu tư và phát triển KSH giao dịch ở mức trên 80.000 đồng/cổ phiếu như hồi cuối năm 2009. Tuy nhiên một năm trở lại đây, cổ phiếu này thường xuyên giao dịch dưới 5.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí có lúc giá một cổ phiếu KSH còn chưa tới 2.000 đồng. Vốn hóa tại thời điểm hết ngày 15/6/2018 chỉ vỏn vẹn 117 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ trên 575 tỷ đồng.

 Lịch sử giao dịch 10 phiên gần nhất của KSH

Về kết quả kinh doanh năm 2017, doanh thu và lợi nhuận đều đạt mức tăng trưởng mạnh so với năm trước đó. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 178 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 2,8 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 2016.

Thời điểm kết thúc năm 2017, báo cáo tài chính công ty ghi nhận 779 tỷ đồng tổng tài sản, 122 tỷ đồng nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu đạt 657 tỷ đồng trong đó có 575 tỷ đồng vốn góp chủ sở hữu.

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai

Cổ phiếu DLG của Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã "rơi" từ trên mệnh giá hồi 3 năm trước xuống dưới 5.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay dù khối lượng giao dịch mỗi phiên đều rất lớn.

Đức Long Gia Lai có vốn điều lệ trên 2.850 tỷ đồng. Với mức giá giao dịch quanh vùng 2.800 đồng/cổ phiếu như hiện nay, vốn hóa thị trường của Tập đoàn Đức Long Gia Lai còn chưa đến 800 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm 2017, doanh thu công ty đạt 2.897 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2016, trong khi đó lợi nhuận sau thuế cũng đạt 59 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2017, KSH đã tích lũy được hơn 181 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối, nâng vốn chủ sở hữu lên 3.352 tỷ đồng, tăng gần 700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Nợ phải trả 4.961 tỷ đồng, trong đó có hơn 3.181 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn và hơn 743 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn.

CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ

Từ đỉnh ngắn hạn thời điểm tháng 8/2017, cổ phiếu TSC của CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ đã liên tục giảm xuống mức giá chưa tới 2.000 đồng/cổ phiếu. Đóng cửa phiên thứ Sáu ngày 15/6/2018, giá một cổ phiếu TSC hiện chỉ còn 1.930 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa chưa tới 300 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu xấp xỉ 1.477 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh giảm sút mạnh trong năm 2017 có thể là một trong những lý do tác động đến việc trượt giá của cổ phiếu TSC thời gian qua. Doanh thu cả năm chỉ đạt 825 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2016, và kèm với đó là khoản lỗ 30 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 chỉ còn 88 tỷ đồng, giảm 34 tỷ đồng so với năm ngoái khiến vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống 1.857 tỷ đồng.

Một điểm chung của các cổ phiếu "trà đá" này là thanh khoản thường xuyên ở mức cao, cao điểm có thể đạt hàng triệu cổ phiếu khớp lệnh trong mỗi phiên. Dù quanh năm suốt tháng có thể giao dịch với thị giá rất thấp nhưng mỗi khi “dậy sóng” các cổ phiếu này đều có thể tạo ra những chuỗi ngày tăng trần liên tục như trong quá khứ.

Theo BizLIVE

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...