Diễn biến lạ tại Eximbank

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông qua Nghị quyết liên quan đến lộ trình tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 khi ĐHĐCĐ thường niên 2019 còn chưa có hồi kết.
Diễn biến lạ tại Eximbank

Hội đồng quản trị (HĐQT) thống nhất chốt danh sách cổ đông ngày 22/11/2019 để cổ đông thực hiện quyền ứng cử, đề cử nhân sự dự kiến được bầu làm thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 - 2025).

Tiếp đó, vào ngày 20/1/2020, Eximbank sẽ trình hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự được bầu trước khi tiến hành bầu tại Đại hội đồng cổ đông năm 2020.

Eximbank cũng thống nhất ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự là 10/3/2020, ngày diễn ra đại hội là ngày 22/4/2020.

Động thái này của Eximbank diễn ra trong bối cảnh ĐHĐCĐ năm 2019 của Eximbank vẫn chưa được tổ chức sau 2 lần bất thành do những lùm xùm liên quan đến vai trò của các thành viên trong HĐQT cũng như mối bất hoà giữa các nhóm cổ đông tại ngân hàng.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ bất thành lần 2 của Eximbank, các cổ đông đã tranh luận về tư cách chủ tọa điều hành đại hội của ông Cao Xuân Ninh - chủ tịch HĐQT. Các nhóm cổ đông cũng có những bất hòa khác liên quan đến vị trí chủ tịch của ngân hàng và đã có 2 lần các cổ đông gửi đơn lên tòa án xin giải quyết. Ngay sau đó, Cục Thanh tra giám sát ngân hàng TPHCM (Cục II) đã chỉ đạo Eximbank rà soát, báo cáo về công tác quản trị điều hành của Eximbank.

Trong 9 tháng năm 2019, thu nhập lãi thuần của Eximbank tăng 5% đạt 2.423 tỷ đồng; kinh doanh ngoại hối đem về 232 tỷ đồng, tăng 56%; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi 127 tỷ đồng trong khi cùng kỳ bị lỗ 34 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 63% đạt 190 tỷ đồng.

Với việc tổng thu nhập sụt giảm trong khi chi phí hoạt động vẫn tăng 9,2% lên 2.023 tỷ đồng nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Eximbank giảm 17,5%, chỉ đạt 1.202 tỷ đồng. Tính ra, lãi trước thuế ngân hàng đạt 1.103 tỷ đồng, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. 

Cuối tháng 9, tổng tài sản của Eximbank là 158.596 tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng của ngân hàng chỉ tăng 3,3% đạt 107.433 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 13,3% đạt 134.467 tỷ đồng.

Đến cuối kỳ BCTC, nợ xấu nội bảng của ngân hàng là 1.833 tỷ đồng, giảm 4,6% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm từ 1,85% xuống còn 1,71%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu EIB của Eximbank là một trong các cổ phiếu có nhiều "sóng" về giao dịch nhất nhóm ngân hàng từ đầu năm 2019 tới nay. Hàng chục triệu cổ phiếu đã được sang tên với giá trị hàng nghìn tỷ đồng và hồi tháng 3 đến tháng 6 nhưng sau đó vẫn tiếp diễn cho đến tận hiện tại. Dù giao dịch liên tục với khối lượng lớn nhưng giá cổ phiếu EIB vẫn giữ ổn định ở mức cao quanh vùng 16.000-17.000 đồng/cp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...