Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2021: “Chuyển đổi số: Từ nhận thức đến hành động”

Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2021 “Chuyển đổi số: Từ nhận thức đến Hành động”.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: TTXVN
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: TTXVN

Sự kiện diễn ra nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Đây là một trong những nỗ lực của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), VCCI và UN Women nhằm tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chuyển đổi số, phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và dưới tác động của đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam.

Diễn đàn vinh dự có sự tham dự của Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXN CN VN; sự tham dự của Bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên ủy viên Trung Ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung Ương, Ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao; Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ Trưởng bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Ts. Vũ Tiến Lộc, Nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các đồng chí Lãnh đạo, Nguyên lãnh đạo Ban, Bộ, ngành và lãnh đạo VCCI, các vị Đại sứ, các vị lãnh đạo các Tổ chức Quốc tế, Bà Trần Thị Thủy, Nguyên Phó Chủ tịch VCCI, Nguyên Chủ tịch Hội đồng DNNVN; Bà Nguyễn Thi Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam; Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới tại Việt Nam; Ông Jesus Lavina, Tham tán, Phó trưởng ban hợp tác của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; Bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cùng đại diện từ Đại sứ quán, tổ chức quốc tế và hơn 300 đại biểu từ các Hiệp hội/Hội/Câu lạc bộ Doanh nhân các tỉnh/thành phố và các doanh nhân nữ tiêu biểu trên cả nước đã tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Đánh giá cao ý nghĩa của diễn đàn, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, Đảng, Nhà nước và xã hội ngày càng đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển của đất nước.

Theo đó, cùng với sự nghiệp bình đẳng giới, đội ngũ doanh nhân nữ ngày càng lớn mạnh, chiếm khoảng 26,5% tổng số doanh nghiệp cả nước, đứng thứ 6 trong các quốc gia có số doanh nhân nữ cao nhất. Không chỉ phát triển về số lượng, năng lực, trình độ của doanh nhân nữ và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng không ngừng phát triển, trong đó, nhiều doanh nghiệp đã vươn lên tầm quốc gia và khu vực.

Đặc biệt, trong công tác ứng phó với đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã kiên cường, cố gắng duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, vừa tích cực tham gia phòng, chống dịch, đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội với nhiều tấm gương, hình ảnh cao đẹp, nhân văn, lay động lòng người. 

Toàn cảnh diễn đàn
Toàn cảnh diễn đàn

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và bối cảnh dịch bệnh đã đặt ra yêu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Đây là vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện doanh nghiệp trong nước phần lớn có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, chủ đề của Diễn đàn năm 2021 là cơ hội để các diễn giả, nhà khoa học, doanh nhân nữ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt tìm ra những hướng đi để cùng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững. 

Phó Chủ tịch nước tin tưởng, các doanh nhân nữ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và sức mạnh mềm của doanh nhân nữ, biến những thách thức thành cơ hội, xác định chiến lược phát triển mới cho doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp chủ động tiếp cận chính sách, đóng góp cho việc hoạch định và thực thi chính sách hiệu quả, thiết thực, đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, trong đó có chuyển đổi số để vươn lên phát triển nhanh và bền vững.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, hai năm qua, đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, đã cướp đi sinh mạng trên 5 triệu người, tàn phá nền kinh tế các nước, hàng triệu DN đã ngục ngã, các hoạt động kinh tế bị đứt gãy. “Trong bối cảnh này, chuyển đổi số (CĐS) chính là một cứu cánh cho các DN. Thực tế cho thấy, những DN có sức chống chọi tốt nhất với dịch Covid-19 chính là các DN thực hiện CĐS tốt nhất. Quản trị DN thông minh, vận hành trên nền tảng số, thương mại điện tử, đàm phán, hội họp trực tuyến chính là cách để DN duy trì hoạt động k bị gián đoạn” – Chủ tịch VCCI khẳng định.

Ông Phạm Tấn Công cũng nhấn mạnh, xét theo góc độ chủ trương của Đảng, Nhà nước về CĐS, hay xét theo góc độ “Động lực Covid-19”, thì giờ đây CĐS là vấn đề sống còn của DN, chứ không phải là câu hỏi nên làm hay k nên làm. Câu hỏi đặt ra cho từng doanh nghiệp hiện nay là chúng ta đã hiểu đúng về chuyển đổi số chưa? Phải làm gì? Làm như thế nào? Bắt đầu từ đâu?

Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có đội ngũ DN, DN hùng hậu, gồm khoảng 850 nghìn doanh nghiệp, hơn 25 nghìn hợp tác xã và khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Rất nhiều DN trong số này được làm chủ và điều hành bởi các doanh nhân nữ. Các DN nữ đã có đóng góp to lớn vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam chia sẻ: “Đây là lúc doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số để nuôi dưỡng và gặt hái các kết quả kinh doanh bền vững, phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới".

Tham gia phát biểu và chia sẻ tại Diễn đàn còn có bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, lãnh đạo Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Công ty Cổ phần MISA, KIU Global, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…