Vì sao doanh nghiệp từ chối ký gói thầu dự trữ Quốc gia?

Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổ chức đấu thầu thu mua 190 nghìn tấn gạo dự trữ Quốc gia là việc làm thường xuyên hàng năm. Năm 2020, đã có 28 DN trúng thầu với số lượng 178 nghìn tấn gạo. Nhưng vì sao có đến 24 DN từ chối ký hợp đồng thực hiện gói thầu này?
Vì sao doanh nghiệp từ chối ký gói thầu dự trữ Quốc gia?

Giá tăng đột biến từng ngày

Là một trong những doanh nghiệp tham gia đấu thầu dự trữ Quốc gia mặt hàng gạo và trúng thầu 17.940 tấn, đồng thời cũng tham gia đăng ký xuất khẩu, đại diện Cty TNHH Phát Tài (Đồng Tháp) cho biết, liên tục trong nhiều năm qua Cty vừa tham gia đấu thầu gạo trong nước, vừa xuất khẩu ra thế giới. Năm 2019, Cty xuất khẩu 70.000 tấn gạo và cũng tham gia cung cấp dự trữ quốc gia hằng năm thấp nhất là 10.000 tấn.

Tuy nhiên, năm nay Cty phải bỏ thầu, vì nếu thực hiện sẽ lỗ nặng. “Nếu thực hiện cung cấp gần 18.000 tấn gạo dự trữ Quốc gia thì công ty sẽ bị lỗ từ 1.400 - 1.500 đồng/kg, tương đương khoảng 27 tỉ đồng cho toàn bộ đơn hàng trúng thầu. Còn nếu bỏ thầu thì Cty cũng bị mất tiền cọc khoảng 200 đồng/kg, tương đương gần 3,6 tỉ đồng”. Đại diện Cty Phát Tài phân tích.

Cũng trúng thầu với lượng gạo lớn, không có nhu cầu xuất khẩu gạo nhưng từ chối ký hợp đồng, ông Trịnh Công Dương - Giám đốc Cty TNHH Thủy Long Hà Nam cho biết: Doanh nghiệp trúng thầu 11.920 tấn gạo cách đây hơn 1 tháng nhưng đến nay đã từ chối làm hợp đồng bán gạo vào kho dự trữ quốc gia vì giá thị trường quá cao.

Giá gạo mà Cty ông Dương trúng thầu là 9.200 đồng/kg (đã bao gồm phí vận chuyển từ trong Nam ra, chưa bao gồm thuế GTGT), nhưng giá gạo Cty liên lạc để thu mua từ trong Nam đã lên đến 10.200 đồng/kg và vài ngày sau lên 10.400 đồng/kg, chưa tính phí vận chuyển.

Ông Vũ Duy Xuyên – Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần Thương mại Minh Khai cho biết: khi thực hiện đấu thầu cấp gạo dự trữ quốc gia thì giá chưa lên, dịch Covid-19 cũng chưa bùng phát mạnh. Buổi sáng doanh nghiệp đấu thầu thì đến buổi tối, đại diện Tổ chức Y tế thế giới công bố đại dịch toàn cầu, thông báo xong thì giá gạo tăng.

“Giá đấu thầu 9.000đ – 9.200đ/kg nhưng khi doanh nghiệp bắt đầu thu mua thì giá lên đến 10.200đ/kg, phí vận chuyển về đến nơi khoảng 11.200đ/kg. Cùng thời điểm đó thì giá gạo xuất khẩu cũng tăng nên người đấu thầu cũng “chết” vì đấu thầu, phần nữa là gạo thu mua là giống gạo IR504 (gạo cấp thấp) nên rất hạn chế gieo trồng.

Nếu ký gói thầu, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

Theo ông Vũ Duy Xuyên – Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần Thương mại Minh Khai: Hiện nay Cty cũng đã tham khảo hơn 10 nhà máy ở Đồng Tháp nhưng giá gạo vẫn tăng theo từng ngày. Nếu Cty chấp nhận theo kết quả đấu thầu thì sẽ lỗ vài chục tỷ và sẽ có nguy cơ doanh nghiệp phá sản. Nên chúng tôi chấp nhận mất tiền ký kết đảm bảo dự thầu bằng 2% giá trị gói thầu.

Ông Trịnh Công Dương – Giám đốc Cty TNHH Thủy Long Hà Nam nói: “Sau khi đại dịch lan trên diện rộng, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và nhiều nước châu Âu đều tăng số lượng thu mua gạo của Việt Nam khiến giá gạo thế giới và trong nước tăng. Doanh nghiệp của tôi chấp nhận bỏ thầu, chịu bị mất tiền cọc đã đóng trước hơn 2,7 tỉ đồng. Còn nếu cứ mua vào giá mới này để bán cho Nhà nước, chúng tôi lỗ đến 15 tỉ đồng. Là một doanh nghiệp, chúng tôi bắt buộc lựa chọn giải pháp ít thiệt hại nhất có thể”.

Ông Dương cho rằng, Cục Dự trữ các địa phương nắm quá rõ, nhẽ ra phải nhanh nhạy ứng biến, tư vấn cho Bộ Tài chính có thể tăng giá mua vào để dự trữ đủ số lượng yêu cầu. Trong tình hình này mà còn “kỳ kèo” chậm ngày nào giá gạo tăng ngày đó, sẽ rất khó để đủ gạo dự trữ quốc gia.

“Doanh nghiệp bỏ thầu bị mất cọc, nếu tiến thêm bước ký hợp đồng rồi mà bỏ mới bị truất quyền tham gia đấu thầu đợt sau. Còn doanh nghiệp trúng thầu, bỏ thầu và chưa ký hợp đồng, không thể vin vào đó để không cho họ xuất khẩu gạo được. Mục tiêu của điều hành trong kỳ dịch bệnh là để cho nền kinh tế ít mất mát nhất, người dân bán hàng được giá tốt nhất đã là thành công”, ông Dương nói.

Đại diện Cty Phát Tài bày tỏ quan điểm: Khi dự trữ không mua đủ số lượng thì lại cấm xuất khẩu là bất hợp lý. Nếu Việt Nam cứ hạn chế xuất khẩu gạo lúc này thì khách hàng sẽ phải tìm mua chỗ khác. Nhu cầu thế giới đang rất cao, trong khi Ấn Độ và Việt Nam ngừng xuất khẩu thì Thái Lan vẫn cho xuất thoải mái. Ví dụ đầu năm nay, doanh nghiệp trong nước ký hợp đồng bán cho Malaysia với giá chỉ 335 USD/tấn thì nay Thái Lan chớp cơ hội bán với giá 500 - 550 USD/tấn.

Trong đơn kiến nghị khẩn cấp lần 3 gửi Thuonggiaonline.vn, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Cty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tiết lộ: Tại cuộc họp liên bộ, lãnh đạo 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL cùng 20 DN xuất khẩu gạo lớn ngày 26/3/2020 tại Bộ Công Thương, tất cả cùng có ý kiến: Bộ Tài chính mở thầu mới mua gạo khoảng 10.000 đồng/kg là có ngay 300 nghìn tấn. Loại gạo dự trữ quốc gia mua 10.000 đồng/kg là rẻ nhất so với gạo nội địa mà người tiêu dùng cả nước đang mua (thường 11.000 đồng/kg).

Ông Bình đặt vấn đề: Vì sao Bộ Tài chính không tính toán nhanh cứ kéo cưa đùn đẩy, thậm chí còn đề nghị Thủ tướng ngưng xuất khẩu gạo, để giá gạo xuống thấp và mua đủ 190 nghìn tấn dự trữ với giá 9.200 đồng/kg? Việc làm này đã vô tình làm thiệt lại rất lớn đến người dân và đẩy nhiều doanh nghiệp ra trước bờ vực phá sản!?.

Sẽ mở lại gói thầu dự trữ quốc gia vào tháng 05

Theo Bộ Tài chính, hiện nay theo quy định của Luật Đấu thầu, trường hợp nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký kết hợp đồng thì bị thu bảo đảm dự thầu từ 1% đến 3% giá gói thầu. “Mức quy định này chưa đủ ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu khi trúng thầu. Bộ Tài chính đã đề nghị tăng chế tài xử lý các doanh nghiệp “xù” hợp đồng cấp gạo dự trữ quốc gia”.

Bộ Tài chính cho biết thêm, tính đến thời điểm hiện tại, có 170.300 tấn gạo trúng thầu trong các đợt đấu thầu vừa qua nhưng doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng, nên Cục Dữ trữ Nhà nước các khu vực chỉ mới mua được 7.700 tấn trên tổng số 190.000 tấn theo kế hoạch của năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để đảm bảo hoàn thành việc mua gạo dự trữ quốc gia, ngày 16/04, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để tổ chức đấu thầu 182.300 tấn gạo. Thời điểm mở thầu dự kiến vào ngày 12/05 và nhập gạo xong trước ngày 30/06.

Xem thêm

Tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo

Tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan Mai Xuân Thành vừa ký công văn hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục CNTT&TKHQ, Cục Quản lý rủi ro và Cục Điều tra chống buôn lậu về vấn đề xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Sự "lúng túng" của Bộ Công Thương về quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo khiến thị trường chịu nhiều biến động. Tuy nhiên, đây lại là bài học về việc quản lý thị trường và ứng phó với biến động thị trường trong thời kỳ khủng hoảng của dịch bệnh.
Thủ tướng đồng ý xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 04/2020

Thủ tướng đồng ý xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 04/2020

Sau khi nhận được báo cáo và kiến nghị của Bộ Công thương về tình hình xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 và hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ về việc xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 04/2020.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...