Đính chính về mức án phí ly hôn của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên

Ngày 5/4/2019, Tòa án Nhân dân TP.HCM cho biết, đơn vị đã ra thông báo đính chính án phí trong vụ ly hôn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên vừa được tu
Đính chính về mức án phí ly hôn của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên

"Về án phí giữa các đương sự, do có sự nhầm lẫn trong lúc tuyên án nên HĐXX đã tuyên sai phần án phí phải chịu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo", thông báo nêu.

Theo đó, án phí bà Thảo phải nộp sau khi được đính chính là 3,47 tỷ đồng. Trừ vào số tiền tạm ứng án phí mà bà Thảo đã nộp trước đó là 241,5 triệu đồng, bà phải nộp thêm là 2,34 tỷ đồng.

Án phí ông Vũ phải nộp sau khi đính chính là 4,97 tỷ đồng. Trừ vào tiền tạm ứng án phí ông Vũ đã nộp trước đó là 1,31 tỷ đồng, số tiền án phí mà ông Vũ phải nộp thêm là 3,66 tỷ đồng.

Trước đó, khi tuyên án vào chiều 27/3, HĐXX công bố án phí mà ông Vũ và bà Thảo phải nộp lên đến con số hơn 80 tỷ đồng.

Cụ thể, bà Thảo phải đóng án phí 34,2 tỷ đồng, ông Vũ phải đóng 48,7 tỷ đồng. Trừ vào tiền đã tạm ứng trước đó, HĐXX thông báo bà Thảo phải nộp 32,6 tỷ đồng án phí, ông Vũ phải nộp hơn 47,4 tỷ đồng.

Sau đó, Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết, vì vụ việc có số liệu rất lớn và phức tạp nên khi tuyên án ông đã đọc nhầm. 

Ngoài ra, ông Xuân cho biết, do bản án chưa phát hành nên HĐXX sẽ điều chỉnh lại cho chuẩn số tiền án phí mà 2 bên đương sự phải nộp cho đúng với quy định.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.