"DN dù nhỏ cũng phải đạt tiêu chuẩn toàn cầu!"

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 diễn ra sáng nay (11/10) tại Hà Nội, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI nhận định "Nếu một doanh nghiệp nhỏ nhưng đạt tiêu chuẩn toàn cầu thì sẽ phát triể
"DN dù nhỏ cũng phải đạt tiêu chuẩn toàn cầu!"

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 diễn ra sáng nay (11/10) tại Hà Nội, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI nhận định "Nếu một doanh nghiệp nhỏ nhưng đạt tiêu chuẩn toàn cầu thì sẽ phát triển còn một doanh nghiệp dù lớn nhưng không đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu thì cũng sẽ khó mà tồn tại lâu dài”.

Thời gian qua, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế với khoảng 40% GDP mỗi năm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội cho đất nước.

Song trong bối cảnh đất nước hội nhập, nước ta vẫn chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp với những thương hiệu và đẳng cấp cao trong khu vực và trên thế giới. Thêm vào đó, đại bộ phận doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, tính chuyên nghiệp thấp, chưa đạt tới các chuẩn mực phổ biến toàn cầu.

Bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sông Đuống cho rằng, để hội nhập tốt doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin, kiến thức về pháp lý và trình độ tri thức. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bây giờ là cần nâng cao trình độ tri thức của mình. Khi hội nhập phải hiểu rõ về Luật kinh doanh của thế giới để tránh phạm phải những sai lầm, nhất là tránh vì không hiểu biết mà cứ đi theo cách làm ngẫu hứng thì doanh nghiệp sẽ phải trả giá rất đắt.

[caption id="attachment_11102" align="alignnone" mwidth="701"]

"DN dù nhỏ cũng phải đạt tiêu chuẩn toàn cầu!" ảnh 1

Theo ông Lộc, DN phải liên kết, có tinh thần đồng đội, chứ không nên đánh quả lẻ, đi đêm...[/caption]

Nhiều đại biểu cũng nhận định: Để vươn tới những chuẩn mực toàn cầu, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải định vị được những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Cần phải có được một thế hệ các nhà công nghiệp làm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch… Thúc đẩy khởi nghiệp và định hướng hoạt động của từng doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu sống còn với các doanh nghiệp. Trong đó, khởi nghiệp không chỉ là thành lập doanh nghiệp mới mà còn là tái cấu trúc lại doanh nghiệp cả về sản phẩm, dịch vụ, quản trị và công nghệ…

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết: Chính phủ đang cố gắng nâng bậc thứ hạng cạnh tranh với các nền kinh tế ASEAN và toàn cầu. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải nâng cấp, đột phá để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Doanh nghiệp Việt đang đứng trước thách thức vô cùng to lớn đó chính là làn sóng toàn cầu hóa.

Nhắc lại thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi mới nhậm chức đã chọn doanh nhân là đối tượng đầu tiên để gặp mặt và đối thoại, sau đó Chính phủ đã có các nghị quyết 19 và 35 mang ý nghĩa khởi nghiệp, Chủ tịch VCCI nhận xét, Chính phủ đang “nghĩ mới, làm mới”.

“Chính phủ quyết bỏ xin - cho, doanh nghiệp chống “quan hệ” đang là xu hướng chính của công cuộc cải cách để hình thành một chính phủ kiến tạo, phục vụ một cộng đồng doanh nghiệp liêm chính, có sức cạnh tranh cao”, ông Lộc phát biểu.“Tập trung vào cốt lõi, chú trọng tính chuyên nghiệp, thúc đẩy sáng tạo, đầu tư vào công nghệ, đề cao văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, không trọc phú, đừng vô cảm với xã hội và môi trường, nhỏ mà đạt chuẩn, thì còn hơn lớn mà lạc điệu, cô đơn”, người đứng đầu VCCI bày tỏ với các doanh nhân có mặt diễn đàn.

Hoàng Phong

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...