DN khiếu nại kết luận của Thanh tra Chính phủ: Hơn 10 năm dự án không thể triển khai – vì ai?

Là cơ quan ra quyết định thu hồi đất của DN, nhưng điều đáng nói theo đơn của Công ty cổ phần Hữu Nghị Fortika thì sở dĩ dự án của công ty bị kéo dài thời gian triển khai lại chính là do các nguyên nh
DN khiếu nại kết luận của Thanh tra Chính phủ: Hơn 10 năm dự án không thể triển khai – vì ai?

Theo đó, Dự án Hỗn hợp Dịch vụ, Thương mại, Văn phòng, xưởng lắp ráp thiết bị điện – điện tử tại Lô CN1 KĐT mới Trung Yên, phường Trung Hòa và Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội được UBND TP Hà Nội giao cho Công ty CP Hữu Nghị Foritka theo Quyết định số 3166/QĐ-UB ngày 21/5/2004 của UBND TP Hà Nội. Sau khi nghiên cứu, chuẩn bị đấu tư, chủ đầu tư đã đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế.

Đến tháng 4/2008 (tức là phải mất tới 4 năm) thành phố mới phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cho dự án. Sau đó DN mới được bàn giao mốc giới dự án. Ngay sau đó, phía công ty Fortika đã có đề nghị Thành phố và các Sở ngành có quyết định cho thuê đất cũng như ký hợp đồng thuê đất theo quy hoạch mới được điều chỉnh. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện một phần đầu tư, công ty đã xin phép thi công cọc khoan nhồi, được Sở Xây dựng chấp thuận vào năm 2010 và DN cũng đã hoàn thành cơ bản việc đầu tư thi công hạng mục này.

“Ngay tại thời điểm đó, chúng tôi cũng đã liên hệ và báo cáo UBND TP Hà Nội về việc xác định thời điểm tính tiền và giá tiền thuê đất của dự án nhưng cũng chưa được trả lời” ông Trần Thọ Hiển chia sẻ. Tới ngày 15/12/2009 UBND TP Hà Nội có văn bản số 11955/UBND-KT về việc giao cho các Sở, ngành và Cục thuế Hà Nội hướng dẫn cho DN triển khai dự án, trong đó có yêu cầu các Sở ngành rút kinh nghiệm cần làm rõ và kiểm điểm trong việc chậm xử lý và ra văn bản hướng dẫn trả lời cho DN.

Tuy nhiên, cũng phải đến tháng 6/2011, Công ty mới được Sở TNMT đề nghị thành phố điều chỉnh quyết định tiếp tục cho thuê đất theo quy hoạch mới được phê duyệt. Sau đó công ty mới ký hợp đồng thuê đất theo quy hoạch và chức năng mới, trên cơ sở quyết định tiếp tục cho thuê đất của thành phố.

"Để thực hiện Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 của UBND TP Hà Nội, công ty đã có văn bản số 07/CV-CT ngày 02/9/2011 gửi Sở Tài chính về việc đề nghị xác định đơn giá nộp tiền thuê đất, và triển khai việc ký hợp đồng thuê đất theo chức năng được điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên các Sở ban ngành của Thành phố không xác định được phương thức trả tiền thuê đất và đơn giá thuê đất.

Và DN lại tiếp tục phải… chờ cho đến tận 4 năm sau UBND TP Hà Nội mới có quyết định 951/QĐ-UBND ngày 25/02/2015 về việc điều chỉnh, bổ sung hình thức sử dụng đất ghi tại Điều 1 Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 với lý do điều chỉnh là do…. sai sót trong quá trình soạn thảo quyết định.

Và sau khi có quyết định 951/QĐ-UBND thì đến ngày 17/9/2015 DN mới ký được hợp đồng thuê đất mới số 371/HĐTĐ-STNMT-PC với Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội.

Đơn của công ty Fortika cho biết việc chậm trễ suốt nhiều năm này đã “ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chậm trễ của dự án, thiệt hại nghiêm trọng đến hiệu quả, kinh phí của Công ty”.

Xác nhận của Cục Thuế Hà Nội về việc Công ty Fortika không nợ tiền thuê đất
Xác nhận của Cục Thuế Hà Nội về việc Công ty Fortika không nợ tiền thuê đất


Đã thế, đến tháng 9/2016, liên sở của thành phố mới có tờ trình về nội dung xác định giá và số tiền thuê đất công ty phải nộp giai đoạn 2011-2014. Sang cuối tháng 3/2017, UBND thành phố mới chấp thuận xác định tiền thuê đất tại khu đất dự án và công ty đã hoàn thành nộp tiền thuê đất đầy đủ. Đây cũng chính là thời gian Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra dự án nhưng lại không thông báo cho công ty biết và có kết luận vào tháng 5/2017.

Chỉ đến tháng 8/2017, khi tiếp tục thực hiện thủ tục tại Sở KHĐT công ty mới biết dự án của mình không thể triển khai được các bước tiếp theo về công tác chuẩn bị đầu tư xin cấp sổ hồng và xin phép xây dựng, do đã có kết luận đề nghị thu hồi của Thanh tra Chính phủ.

Đáng chú ý, ngay cả đến thời điểm này, công ty vẫn “không tiếp cận được toàn bộ bản kết luận này” của Thanh tra Chính phủ.

Mặt khác, công ty đã báo cáo bằng văn bản tới UBND thành phố về việc “đoàn Thanh tra Chính phủ vào thanh tra dự án nhưng không thông báo cho chúng tôi được biết, cũng không làm việc, không tiếp cận hồ sơ dự án”.

Đến tháng 12/2017, trên cơ sở báo cáo của Công ty, thành phố Hà Nội giao Sở TNMT lập đoàn thanh tra thanh tra về việc quản lý và sử dụng đất của công ty. Nhưng cho đến nay, Công ty CP Hữu Nghị Foritka vẫn “chưa nhận được bản kết luận thanh tra của Sở TNMT, chưa nhận được văn bản trả lời việc xem xét hồ sơ của Sở KHĐT và UBND TP Hà Nội.

Mặc dù trong kết luận của Thanh Tra Chính Phủ có kiến nghị: Giao cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiểm tra, xem xét và thu hồi đất... nhưng theo phía Fortika, Thành phố Hà Nội và các sở ngành lại chưa hề kiểm tra, xem xét, yêu cầu DN giải trình những nội dung liên quan đến dự án ghi trong kết luận của Thanh tra Chính phủ nhưng ngày 09/3/2018, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi đất đối với diện tích đất dự án của Công ty CP Hữu Nghị Foritka và từ đó làm thiệt hại nghiêm trọng tới quyền lợi của công ty này. 

Thương Gia sẽ tiếp tục phản ảnh những diễn biến tới bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…