DNNN được đề xuất cơ chế "siêu ưu đãi" giữa mùa đại dịch?

Trước tình trạng thua lỗ của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Uỷ ban quản lý vốn đã đề xuất cho các đơn vị trực thuộc vay vốn ngân hàng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối thiểu 3 năm.
DNNN được đề xuất cơ chế "siêu ưu đãi" giữa mùa đại dịch?

Đặc biệt ưu ái?

Mới đây, tại văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý vốn) cho biết, dự kiến doanh thu của các tập đoàn, Tổng công ty trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm khoảng 27.376 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, 7/19 tập đoàn, tổng công ty đã bắt đầu không cân đối được thu chi, tổng số lỗ khoảng 3.728 tỷ đồng. Cụ thể, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) lỗ 2.383 tỷ đồng; Tập đoàn xăng dầu Việt Nam lỗ 572 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ 440 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lỗ hơn 111 tỷ đồng; Tổng công ty Lương thực Miền Nam lỗ 97 tỷ đồng; Tổng công ty Cà phê Việt Nam lỗ 25 tỷ đồng; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lỗ 100 tỷ đồng.

Dự kiến cả năm, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 279.767 tỷ đồng so với kế hoạch; 8/19 tập đoàn, tổng công ty bị thua lỗ với tổng số lỗ khoảng 26.324 tỷ đồng.

Với sự ảnh hưởng nghiêm trọng đó, Ủy ban Quản lý vốn đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất tới các bộ ngành liên quan về hỗ trợ thuế, tài chính, thương mại, đầu tư và chế độ chính sách cho người lao động.

Đáng chú ý, Ủy ban đề nghị NHNN sớm có hướng dẫn trình tự, thủ tục khơi thông nguồn vốn, để các tập đoàn, tổng công ty sớm tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối thiểu 3 năm, lãi suất 0% phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thanh toán lương cho người lao động. Trong đó, riêng Vietnam Airline đề nghị được hỗ trợ khoảng 12.000 tỷ đồng, bắt đầu giải ngân từ tháng 4/2020.

Bất hợp lý?

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, đây là đề xuất không hợp lý. TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các Tập đoàn, Tổng công ty có chủ sở hữu là Nhà nước nên luôn được nhiều ưu đãi, nhiều phương tiện hỗ trợ từ Nhà nước từ trước đến nay.

Theo đó, khi toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng do dịch bệnh, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn được Chính phủ hỗ trợ nhiều nhất. 

Trong khi đó ở khối tư nhân, có hàng triệu hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân cũng đang lao đao. "Tôi cho rằng cần phải ưu tiên cứu các DNNVV, hộ kinh doanh thay vì DNNN. Nếu sử dụng gói 250.000 tỷ đồng, có lẽ tín dụng cho các DNNN sẽ chiếm đa số trong tổng gói tiền vay này, vì nhu cầu vay vốn của nhóm này rất lớn. Và như vậy, các ngân hàng sẽ không còn nhiều tiền để hỗ trợ các DNNVV", ông Hiếu cho biết.

Hơn nữa, gói 250.000 tỷ đồng này không phải là gói hỗ trợ của Chính phủ. Chính phủ chỉ đưa ra chủ trương, giao NHNN chủ trì, còn dòng vốn cho vay là của các ngân hàng thương mại, không có đồng vốn nào của ngân sách trong đó. Vì vậy, các ngân hàng thương mại sẽ là người quyết định ai sẽ là người được họ ưu đãi hỗ trợ và giúp qua khỏi giai đoạn này. Nhưng dĩ nhiên ngân hàng không thể cho vay với lãi suất 0% trong thời hạn 3 năm.

Ở đây cũng nói thêm, dù ngân hàng thương mại không thể cho vay với lãi suất 0% và gói tín dụng này nhằm hỗ trợ các DNNVV, hộ kinh doanh, nhưng cũng có thể lượng đoán sẽ có rất nhiều tiền trong gói 250.000 tỷ đồng này được các ngân hàng dành cho khách hàng lớn của họ, trong đó có cả DNNN.

Nếu xảy ra trường hợp đó, các ngân hàng cũng nên xem xét lại, vì đang có rất nhiều doanh nghiệpđang ngừng hoạt động, người lao động bị mất việc. Và trong khủng hoảng đó, các doanh nhỏ, hộ kinh doanh là thành phần cần hỗ trợ trước nhất.

Về phía ngân hàng, đại diện của một ngân hàng lớn hiện nay cho biết, để có thể triển khai cho vay được với lãi suất 0%/năm như đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn sẽ cần đến một gói hỗ trợ của Chính phủ và các ngân hàng khi triển khai sẽ được cấp bù lãi suất, tương tự như việc triển khai gói cho vay 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở những năm trước đây.

Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn của các ngân hàng thương mại thì không thể làm được bởi ngân hàng sẽ chỉ thực hiện được việc miễn giảm một phần lãi suất cho vay với dư nợ hiện hữu và giảm một phần lãi suất cho vay mới.

Chưa kể trong bối cảnh hiện nay, dù đang thực hiện nhiều giải pháp cơ cấu cũng như giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng, các ngân hàng cũng sẽ phải tính toán rất kỹ để đưa ra mức giảm lãi suất phù hợp với nguồn vốn, tình hình tài chính cũng như sức chống chịu nội tại của mỗi ngân hàng nhằm vừa đảm an toàn hệ thống, vừa duy trì biên lợi nhuận tối thiểu.

Xem thêm

10 tập đoàn Nhà nước kiến nghị 26 điều với "siêu uỷ ban"

10 tập đoàn Nhà nước kiến nghị 26 điều với "siêu uỷ ban"

Theo bà Nguyễn Thị Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của VPCP, Thường trực Tổ công tác, Tổ công tác đã nhận được báo cáo từ 10/13 tập đoàn, tổng công ty nêu 91 kiến nghị, gồm 65 kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng và 26 kiến nghị với Ủy ban.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...