Đoạn trường mua nhà thu nhập thấp

Trên các trang tin về bất động sản, đặc biệt là các trang tin về nhà ở xã hội, đều có hướng dẫn về thủ tục mua nhà, thậm chi có sẵn các tờ khai, biểu mẫu để giúp người mua nhà dễ dàng tiếp cận thủ tục
Đoạn trường mua nhà thu nhập thấp

Không được săn đón nhà ở thương mại, người mua nhà ở xã hội phải "tự bơi" trong các thủ tục mua nhà 

Do gia đình có biến cố, đợt cuối năm vừa qua, vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Chính (quận Đống Đa, Hà Nội) tính chuyện tách riêng và đi mua nhà xã hội với dự tính là ở tạm lúc cấp bách, sau này cần thì đổi nhà khác. Nhưng thực tế xúc tiến tìm mua nhà lại gặp khó đủ đường.

Về chuyện tài chính, gói vay hỗ trợ 30.000 tỷ đồng “đóng” từ lâu và Chính phủ đã phê duyệt gói vay lãi suất ưu đãi 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thay thế. Hướng dẫn thủ tục đã có, khách hàng được vay phải đáp ứng các điều kiện như: Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú, có đủ nguồn thu nhập và khả năng trả nợ và phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng...

Khi tìm hiểu các dự án nhà xã hội thì vợ chồng anh Chính mới phát hiện, trên thực tế, chưa có dự án nhà xã hội nào được vay từ gói hỗ trợ này bởi Ngân hàng Chính sách xã hội chưa bố trí được nguồn vốn.

Nếu vay thương mại thì lãi suất quá cao khiến cho gia đình anh phải chùn tay. Mặc dù một số ngân hàng có gói vay ưu đãi cho khách mua nhà nhưng thực tế chỉ là lãi suất ưu đãi cho năm đầu tiên và vẫn ở mức cao (7,5 - 8%/năm) so với lãi suất ưu đãi cho nhà ở xã hội trước đây (5 - 6%/năm). Sau đó là lãi suất thả nổi, có thể lên tới 11 – 12%/năm hoặc hơn nữa.

Nhìn đi nhìn lại, tại thời điểm đó, chỉ có dự án Bamboo Garden ở Sài Sơn, Quốc Oai của CEO Group có sự hỗ trợ về tài chính từ chủ đầu tư. Theo đó, chủ đầu tư yêu cầu khách hàng đóng 45% giá trị căn hộ và nhận nhà luôn. Phần còn lại, chủ đầu tư cho vay trả góp với lãi suất 5% trong 3 năm.

Dự án cách khu Mỹ Đình - khu trung tâm mới của Thành phố khoảng 14km, nhưng do gia đình anh Chính chủ yếu đi làm, đi học ở quận Hoàn Kiếm nên việc đi lại tính ra khá xa, khoảng 20km. Bù lại, đường đi khá thuận lợi và có sẵn nhà, phù hợp với nhu cầu cần nhà ở ngay của gia đình anh Chính và giá cả phù hợp với người thu nhập thấp, chỉ khoảng 500 - 600 triệu đồng/căn.

Tuy nhiên, khi tiến hành làm thủ tục thì gia đình anh gặp khá nhiều vướng mắc và không thể hoàn thành việc mua nhà. Đầu tiên là xác nhận chưa có nhà ở và thu nhập không đến mức đóng thuế. Trước đây, thủ tục này chỉ yêu cầu xác nhận đối với người mua nhà. Sau khi sửa đổi, thủ tục bắt buộc bất cứ ai có tên trên sổ hộ khẩu đều phải làm xác nhận. Hai vợ chồng anh đều xin được xác nhận chưa có nhà ở từ cơ quan nhưng thu nhập không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên thì lại chỉ có một người đáp ứng.

Thấy việc làm thủ tục khó khăn, anh chị tính nhờ bà mẹ đứng tên mua nhà. Bố mẹ anh có một căn nhà nhỏ nằm trong quy hoạch làm đường vành đai 1, nhiều năm nay, căn nhà hầu như không được sửa chữa và cũng không thể xây dựng lại để ở.

Theo Thông tư 20/2016/TT-BXD thì đối tượng được mua nhà ở xã hội khá rộng từ người chưa có nhà ở đến người có nhà ở nhưng diện tích dưới 10m2/người, nhà hư hỏng, dột nát, nhà ở thuộc diện giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất... Như vậy, mẹ anh có đủ điều kiện để được mua nhà xã hội.

Tuy nhiên, khi mang đơn xác nhận thực trạng nhà ở ra UBND phường sở tại thì cán bộ một cửa không nhận đơn. Lý do, nhà trong diện giải tỏa thì bao giờ giải tỏa nhà nước có trách nhiệm bố trí nhà tái định cư cho dân.

Cuối cùng, gia đình anh chị tính nhờ cô em gái độc thân đứng tên mua nhà. Với người độc thân, ngoài các hồ sơ giấy tờ thông thường, còn cần giấy xác nhận tình trạng độc thân. Khi ra UBND phường để xin xác nhận độc thân để mua nhà xã hội, cán bộ một cửa bảo cô em gái về xin xác nhận của vị tổ trưởng tổ dân phố. Tuy nhiên, thấy đơn xác nhận mục đích là để mua nhà, vị tổ trưởng nhất định không ký và chả buồn giải thích vì sao.

Thấy mọi sự quá khó khăn, sau hàng tháng trời đi làm các thủ tục giấy tờ, vợ chồng anh Chính đành từ bỏ phương án nhà xã hội.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, một chủ đầu tư đang triển khai dự án nhà xã hội cho biết mặc dù cơ quan quản lý và cả người dân đều kêu thiếu nhà xã hội nhưng thực tế đầu tư rất vất vả, phải co kéo chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng nhà. Khi bán thì thủ tục của khách hàng đã khó khăn, chủ đầu tư trình Sở Xây dựng duyệt danh sách cũng rất thời gian. Nhiều khi danh sách duyệt xong thì khách hàng cũng đổi ý...

Theo Bùi Trang/Đầu tư BĐS 

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…