Tại thị trường châu Mỹ, có 4 quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Canada, Mexico, Peru và Chile. Trong các quốc gia đó ngoại trừ Chile đã có một Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, còn lại 3 nước là Canada, Mexico và Peru là 3 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA với Việt Nam. Do đó những ưu đãi về thuế quan trong CPTPP có tác động rất tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này.
Những điểm “dị biệt” của thị trường châu Mỹ
Khác với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là thị trường xuất khẩu tương đối truyền thống của Việt Nam. Khu vực CPTPP, đặc biệt là các quốc gia châu Mỹ là các quốc gia châu Mỹ tương đối mới đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trước khi CPTPP chính thức có hiệu lực, các mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường này tương đối khiêm tốn. Nhưng sau khi ký kết và thực thi CPTPP đã làm tăng đáng kể kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nhanh nhạy đi tắt đón đầu, nắm bắt tất cả nội dung để đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường mới này.
Kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ tháng 1/2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPPkhu vực châu Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ, được khẳng định bằng các con số rõ rệt, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đối với khu vực này là tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Cụ thể, năm 2021 xuất khẩu sang 4 nước CPTPP tại thị trường châu Mỹ đạt hơn 12 tỷ USD, Việt Nam xuất siêu tới 10,4 tỷ USD, nhập khẩu 1,5-1,6 tỷ USD, có thể thấy xuất siêu thay đổi một cách chóng mặt. Có thể nói, đây là các con số biết nói, ghi nhận CPTPP đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, song song với những thuận lợi các doanh nghiệp của Việt Nam cũng gặp không ít những trở ngại khi khi xuất khẩu vào thị trường các nước này.
Đầu tiên phải nói đến khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu khi xuất khẩu vào thị trường này là khoảng cách địa lý xa xôi (cách nửa vòng trái đất), chênh lệch thời gian 12-14 tiếng nên khó khăn trong giao tiếp vì lệch múi giờ. Đây là một thử thách rất lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi khoảng cách xa sẽ tăng chi phí vận tải lên nhiều, đặc biệt sau thời kỳ Covid-19.
Bên cạnh đó, các khu vực thị trường châu Mỹ, đặc biệt là Canada, Mexico là các thị trường có tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe, các tiêu chuẩn về Bảo vệ người tiêu dùng rất chặt chẽ. Ví dụ như thị trường Canada đều đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng rất cao, các tiêu chuẩn Vệ sinh An toàn thực phẩm, các yêu cầu về quy trình sản xuất cũng như trách nhiệm xã hôi trong sản xuất, trách nhiệm môi trường, tiêu chuẩn lao động, khâu sử dụng lao động, phụ nữ hoặc lao động trẻ con, là các tiêu chuẩn bắt buộc khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này.
Tại các thị trường của Mỹ Latinh, doanh nghiệp còn gặp trở ngại về ngôn ngữ khi các doanh nghiệp Việt Nam quen với ngôn ngữ chung là tiếng Anh, Pháp thì rất tốt. Nhưng khu vực này sử dụng tiếng Tây Ban Nha gần như 100% trong quảng cáo, đóng mác sản phẩm, quy định, tiêu chuẩn cần phải viết rất rành mạch, rõ ràng để người tiêu dùng của nước bản địa có thể hiểu.
Như vậy, vấn đề trở ngại về ngôn ngữ, đặc biệt là diễn giải trong các sản phẩm và nhãn hàng là 1 trong các vấn đề doanh nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu và đã "cầu" lên Bộ Công Thương nhờ giải đáp và hướng dẫn, đưa ra một số giải pháp, thông tin tư vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ pháp luật của nước bản địa, từ đó áp dụng 1 cách kịp thời và thay đổi sản phẩm cho tương thích.
Một điểm khó khăn nữa là mức độ nhận thức của các doanh nghiệp khẩu nước bạn đối với chất lượng sản phẩm của Việt Nam và có độ nghi ngờ nhất định về năng lực sản xuất của Việt Nam.
Đôi khi, các doanh nghiệp Việt Nam không có các thương hiệu, sản phẩm Việt Nam có giá trị gia tăng không nhiều, nên thay vì sử dụng sản phẩm của Việt Nam, các đối tác sử dụng sản phẩm của Trung Quốc hay Thái Lan, các sản phẩm của các nước ASEAN tương tự.
Cần tận dụng tốt “cửa sau”
Từ những phân tích trên, có thể nói sự hiểu biết của nước bản địa (4 quốc gia của thị trường châu Mỹ trong CPTPP) về Việt Nam chưa nhiểu, hiểu biết của Việt Nam về nước bản địa cũng chưa nhiều. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, việc tháo gỡ khó khăn này đặt trọng trách lên vai một phần của Bộ Công Thương, cùng đôi vai của các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ khi chúng ta tự song hành giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm thì những rào cản trên mới phá bỏ được.
Có một điểm rất dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được hệ thống hạ tầng thương mại của các nước thông qua các hệ thống bán lẻ, hệ thống phân phối của nước sở tại.
Ở một số nước như Mexico, Canada, Mỹ có hệ thống Walmart, Costco và các mạng lưới phát triển sản phẩm rộng khắp tại khu vực Bắc Mỹ nói chung, nhưng doanh nghiệp của chúng ta chưa xây dựng được các thương hiệu của riêng mình để đưa sản phẩm vào các kệ hàng kể trên. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp và người tiêu dùng của nước sở tại khó thâm nhập và nắm bắt các thương hiệu Việt Nam.
Đặc biệt là Việt Nam chưa có thương hiệu riêng nên không cạnh tranh được hoặc muốn đưa sản phẩm sang các nước ở thị trường châu Mỹ trong CPTPP chúng ta phải chấp nhận sản xuất theo kiểu OEM (gia công). Nhưng khi chúng ta gia công, chúng ta phải đi theo một sản phẩm, một thương hiệu của nước khác.
Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể nói được OEM cho các nước khác cũng là một lợi thế đối với doanh nghiệp Việt Nam. Vì khi OEM chúng ta phải làm theo toàn bộ các quy chuẩn, quy mô về sản xuất và từ đó họ xây dựng cho chúng ta một chiến lược marketing khi đưa sản phẩm vào thị trường bản địa. Đây là một hình thức để nâng tầm quy trình, từ bán hàng cho đến quản lý chuỗi, và quy trình sản xuất được nâng cấp mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt tốt.
Nhiều chuyên gia nhận định, khu vực thị trường châu Mỹ khi chúng ta xuất khẩu một sản phẩm thì chúng ta cũng sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh của các nước xung quanh. Nhưng điều quan trọng là các doanh nghiệp của Việt Nam cần tận dụng lợi thế về thuế. Đây là một lợi thế vô cùng lớn và lợi thế này là một trong những điều chủ đạo cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam khi xâm nhập vào khu vực này.
Về khoảng cách địa lý quá xa sẽ dẫn đến chi phí logistic khi đưa các sản phẩm Việt Nam đến các thị trường châu Mỹ, nhất là vận tải đường biển khiến các doanh nghiệp đối đầu với chi phí logistic quá cao. Vì thế, các nhà quản lý và những doanh nghiệp cần tận dụng được tất cả trung tâm logistic, hệ thống logistic của nước sở tại mới có thể “luồn cửa sau” vào các nước lớn trong khu vực châu Mỹ - như Mỹ, vì CPTPP có đặc điểm là do Mỹ rút đi vào thời điểm cuối nên chúng ta mất đi một khách hàng lớn và tiềm năng. Tuy nhiên, các nước xung quanh Mỹ - cụ thể là các nước trong CPTPP chúng ta vẫn tiếp cận được, nên cần tận dụng “đi cửa sau” vào các nước mục tiêu mà chúng ta mong muốn.