Sẽ sửa đổi Nghị định Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện CPTPP

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thời gian tới chúng ta sẽ sửa đổi Nghị định Biểu thuế Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam.

Việc sửa đổi Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các cam kết của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cụ thể hơn Bộ Tài chính cho biết, theo thông báo của Bộ Công Thương CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực đối với thị trường Malaysia vào ngày 29/11/2022.

Hiện nay, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các nội dung triển khai để thực thi cam kết CPTPP với Malaysia.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện CPTPP.

Sẽ sửa đổi Nghị định Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện CPTPP
Sẽ sửa đổi Nghị định Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện CPTPP

Theo đó, Nghị định này sẽ được xây dựng theo hướng bổ sung quy định áp dụng thuế nhập khẩu hàng hóa đối với thị trường Malaysia, đảm bảo các quy định áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu với Malaysia từ ngày 29/11/2022 theo đúng cam kết trong CPTPP.

Trước đó, Thương gia online đã truyền tin, tại phiên họp lần thứ 6 của Hội đồng CPTPP diễn ra ngày 8/10, tại Singapore, các nước thành viên CPTPP đã hoan nghênh việc Malaysia phê chuẩn văn kiện của CPTPP.

Điều này giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn và tăng cường các lợi ích của các thành viên CPTPP. Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Malaysia bắt đầu từ ngày 29/11/2022.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, CPTPP đã đạt được nhiều tiến triển trên nhiều lĩnh vực sau 3 năm thực hiện. CPTPP tiếp tục là chuẩn mực, nền tảng cho các thỏa thuận thương mại.

Các điều khoản về thương mại số của CPTPP đã giúp định hình nền tảng cho các thỏa thuận về kinh tế số, thương mại số thời gian qua.

Đặc biệt, CPTPP đã mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng. Thương mại hàng hóa trong CPTPP đã tăng từ 467 tỷ USD năm 2019 lên 535 tỷ USD năm 2021, tăng 15% bất chấp đại dịch COVID-19.

Không chỉ vậy, CPTPP có hiệu lực kể từ 2018 cũng đã giúp tăng cường quan hệ đối tác giữa các nước thành viên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...