Doanh nghiệp hiểu biết và tận dụng Hiệp định CPTPP ngày càng tăng

Nhận thức, hiểu biết của các doanh nghiệp về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng ngày càng tăng mạnh.

Những cái được từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực

Chia sẻ tại tọa đàm “Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương - (Hiệp định CPTPP)” do Tạp chí Công Thương tổ chức mới đây, ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương thông tin: "Sau 3 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, những mặt được lớn nhất mà chúng ta thu được là nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về FTA nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng đã cải thiện đáng kể".

Để chứng minh thông tin của mình đưa ra, ông Khanh cho biết: Cách đây hơn 2 năm, các doanh nghiệp hiểu rõ về Hiệp định CPTPP chỉ khoảng hơn 2%,  nhưng khoảng tăng lên khoảng gần 9% trong giai đoạn 2021 - 2022.

"Mặc dù tỷ lệ vẫn còn khiêm tốn, chưa đến 10% hiểu rõ nhưng chúng ta thấy về mức độ tăng, về số lượng doanh nghiệp hiểu rõ đã tăng đáng kể", ông Khanh nói.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương

Vẫn theo ông Khanh, mặt được tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sang thị trường CPTPP nói chung và đặc biệt là sang 3 thị trường mới là Canada, Mexico, Peru tăng trưởng rất mạnh. Đặc biệt, nếu chúng ta để ý về cán cân thương mại thì thặng dư thương mại từ riêng hai thị trường Canada và Mexico đã là một con số rất đáng kể.

Bàn luận thêm về những mặt tích cực mà Hiệp định CPTPP mang lại, bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, con số chung về tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong Hiệp định CPTPP là 6,7%. Đứng về con số tuyệt đối nghe có vẻ thấp, nhưng thực tế con số này tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra toàn bộ khối gồm 11 nước thành viên là cao.

Bà Hương cho biết thêm, về thị trường, những thị trường Việt Nam đã có FTA rồi như Nhật Bản, Úc hay New Zealand thì các doanh nghiệp sẽ chủ yếu tận dụng những hiệp định mà Việt Nam đã ký kết trước đây. Dù tỷ lệ sử dụng Hiệp định CPTPP đối với các thị trường này hiện đang ở mức thấp, nhưng tăng dần đều trong những năm vừa qua, cho nên sự quan tâm của doanh nghiệp đối với Hiệp định CPTPP cũng đang tăng.

Đứng về góc độ mặt hàng, bà Hương chia sẻ, nếu tính trên tổng thể chung của khối Hiệp định CPTPP bao gồm những nước đã thực thi, những nước chưa thực thi, bao gồm cả những nước đã có FTA và những nước chưa có FTA thì tỷ lệ những nhóm hàng chúng ta sử dụng tốt là giày dép chiếm khoảng 43%, xơ sợi cũng khoảng 33%, sắt thép và các sản phẩm sắt, thép 76%, điện thoại và linh kiện điện thoại là 13% và thủy sản là 6%.

Tất nhiên, là trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này thì dệt may vẫn là nhóm hàng mà hiện nay tỷ lệ sử dụng C/O từ Hiệp định CPTPP thấp và cũng gần như không tăng trong ba năm vừa qua.

Nhưng vẫn còn đó những khó khăn

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) khẳng định: "Đối với ngành dệt may, kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực thì tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan là rất thấp. Bởi nhiều nước thành viên của Hiệp định CPTPP thì chúng ta hầu như đã có hiệp định song phương hoặc đa phương rồi. Ví dụ như Nhật Bản, New Zealand chúng ta đã có hiệp định song phương hết rồi, thế cho nên gần như đã tận dụng từ trước, và việc tận dụng ưu đãi từ các hiệp định song phương dễ hơn so với Hiệp định CPTPP.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng công ty May Hưng Yên
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng công ty May Hưng Yên

Với một số nước là thị trường mới như Canada, Mexico, Peru ngành dệt may cạnh tranh rất khó. Bởi Mexico cũng là một trong những cường quốc dệt may, họ sản xuất dệt may tương đối tốt. Ngay cả Canada cũng vậy.

Đối với ngành dệt may thì chỉ có xơ sợi là có thể cạnh tranh tốt, nhưng lại vấp phải vấn đề nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vì nguyên liệu phần lớn nhập từ Trung Quốc. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian vừa qua đánh giá chung là ngành dệt may tận dụng những ưu đãi từ CPTPP chưa được cao, ông Dương thông tin.

Bên cạnh những khó khăn như đã nói ở trên, ông Dương cho rằng ngành dệt may còn vấp phải vô vàn khó khăn trong qua trình sản xuất để nâng cao cao chất lượng sản phẩm nhằm có thể cạnh tranh với các nước khác trong thị trường của Hiệp định CPTPP.

Theo ông Dương, có thể nói ngành dệt may Việt Nam tuy rằng nếu xếp thứ tự năm nay có khả năng sẽ xếp hàng thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới, có lẽ chỉ sau Trung Quốc thôi. Nhưng thực tế các doanh nghiệp trong nước lại chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Xét về kim ngạch để xuất khẩu thì đóng góp của các doanh nghiệp FDI là tương đối lớn, còn doanh nghiệp của chúng ta quả thật nó rất nhỏ.

Điều này xuất phát từ sự lớn mạnh của các doanh nghiệp FDI, trong đó quan trọng nhất là về vốn và quá trình đầu tư. Tôi chỉ cần lấy ví dụ như này Tập đoàn Texthong của Hongkong họ đầu tư một lần vào khu công nghiệp dệt may tại Móng Cái, thì họ đã đầu tư tới 500 triệu đô, tức là tương đương khoảng trên 10 nghìn tỷ cho một lần đầu tư. Trong khi đó Tập đoàn Dệt may của chúng tôi hiện nay khi vốn hóa trên thị trường mới có hơn 5 nghìn tỷ. Nếu so sánh với họ thì chúng tôi quá nhỏ.

Một vấn đề được cam kết trong Hiệp định CPTPP là vấn đề môi trường, ông Dương cho rằng, tiêu chuẩn môi trường thực ra là chính chúng ta đặt ra tiêu chí, tiêu chuẩn để thực hiện. Đối với nước ngoài tất nhiên họ cũng đang hướng tới vấn đề xanh nhưng không phải là ngay, ngay kể cả Châu Âu, chẳng hạn như là vấn đề nguyên liệu dùng lại, tái chế được hoặc là vấn đề xanh, giảm carbon không phải là thực hiện ngay. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp khi phát triển ngành dệt may vào Việt Nam lại đang vấp ngay những khó khăn mà chúng ta đang đặt ra.

Tôi lấy ví dụ như vấn đề về xử lý nước thải thì tiêu chuẩn chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chúng ta chỉ xả thải, nếu như không phải ra nguồn nước trực tiếp sinh hoạt thì chỉ cần có cột B thôi.

Nhưng các tỉnh chẳng hạn như tỉnh Hưng Yên tôi đang làm việc thì tất cả phải là cột A hết, nhưng mà cột A hết, nhưng nếu giờ nâng từ cột B lên cột A thì mất khoảng một trăm tỷ. Từ việc đầu tư đó sẽ đánh vào giá thành sản phẩm. Đây chính là điều khiến chúng ta giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thay đổi mình để tận dụng tốt hơn ưu đãi từ Hiệp định CPTPP

Để tận dụng hiệu quả ưu đãi từ Hiệp định CPTPP trong giai đoạn tới, ông Khanh cho rằng, đầu tiên phải tăng được kim ngạch xuất khẩu, trong đó tập trung vào những nhóm ngành hàng có tỷ lệ tận dụng cao.

Doanh nghiệp hiểu biết và tận dụng Hiệp định CPTPP ngày càng tăng
Doanh nghiệp hiểu biết và tận dụng Hiệp định CPTPP ngày càng tăng

Về Quy tắc xuất xứ mà Hiệp định CPTPP đưa ra là khá cao so với các FTA khác. Nhưng từ khảo sát gần đây của VCCI về vấn đề các yếu tố nào cản trở doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, có đưa ra khoảng 7- 8 yếu tố, thì yếu tố lớn nhất không phải là quy tắc xuất xứ.

Cụ thể, yếu tố cản trở lớn nhất là bất ổn của thị trường, thứ hai là liên quan đến các vấn đề về năng lực cạnh tranh, thứ ba liên quan đến thông tin, thứ tư mới là quy tắc xuất xứ.

Do đó, theo ông Trần Thế Phương, Trưởng phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương Bình Dương, để khai thác hiệu quả Hiệp định CPTPP, ngành Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tập trung phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ, đầu tư xây dựng mới các cụm công nghiệp hỗ trợ và xây dựng những trung tâm phân phối nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất.

Cùng đó, phát triển thêm một số cụm công nghiệp chuyên ngành như cơ khí chế biến gỗ, may mặc… những ngành có chỉ số xuất khẩu cao của tỉnh để nhằm chuyên môn hóa cao và tận dụng nguyên liệu, phụ liệu có sẵn trong nước sản xuất được.

Mặt khác, tập trung phát triển dịch vụ chất lượng cao để hỗ trợ cho xuất nhập khẩu hàng hóa; trong đó, tập trung phát triển ngành dịch vụ logistics, phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Hơn nữa, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và kết hợp với việc tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết nhằm tận dụng tốt các lợi thế và các chính sách ưu đãi về thuế quan.

Đặc biệt, kết nối hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với doanh nghiệp trong tỉnh để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, kết toán nguyên khu nguyên phụ liệu trong nước phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp cải cách hành chính thông qua các biện pháp chuyển đổi số nhằm tận dụng các loại thuế, công nghệ thông tin để tuyên truyền và phổ biến sâu rộng hơn nữa các quy định liên quan tới C/O ưu đãi, lợi thế của việc hàng hóa được cấp C/O ưu đãi đến các cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

Chuyến công tác và những thỏa thuận hợp tác với VACOD-HBA được đối tác Nga, đặc biệt là chính quyền thành phố Saint Petersburg hết sức coi trọng. Những hoạt động của đoàn tại Nga đã gây được ấn tượng sâu đậm với các đối tác Nga...