Doanh nghiệp châu Á chưa nhìn thấy lợi ích từ phát triển bền vững

Nghiên cứu mới nhất của Oxford Economics và SAP cho thấy các doanh nghiệp châu Á còn nhiều việc cần làm để thúc đẩy các giá trị bền vững.
Các doanh nghiệp châu Á chưa nhìn thấy lợi ích từ phát triển bền vững

Theo kết quả khảo sát, có tới 66% doanh nghiệp cho rằng không khó để đạt được mục tiêu kép - vừa phát triển bền vững, vừa có lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ 8% doanh nghiệp cho biết họ đã ghi nhận lợi ích đáng kể từ các chiến lược phát triển bền vững ở thời điểm hiện tại.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng giữa việc lên kế hoạch và thực thi các chiến lược phát triển bền vững. Tại châu Á, có tới 60% doanh nghiệp có kế hoạch bền vững được truyền đạt rõ ràng, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với 68%, còn Indonesia đứng cuối bảng xếp hạng với 46%. Chỉ 20% doanh nghiệp trong khu vực coi phát triển bền vững là một trong những tiêu chí để đánh giá và khen thưởng ban lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, gần một nửa các doanh nghiệp tham gia khảo sát (44%) cho biết nhân viên cũng tích cực tham gia vào các nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp, cao nhất là ở Ấn Độ với 52%, tiếp theo là Singapore với 51% và thấp nhất ở Malaysia với 33%.

Động lực để phát triển bền vững ở Đông Nam Á

Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các doanh nghiệp, quy định pháp lý là một trong những động lực chính để phát triển bền vững. Có tới 74% doanh nghiệp Singapore đồng tình với quan điểm này, tiếp đến là Indonesia với 60% và Malaysia với 52%.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào các chiến lược phát triển bền vững để đạt được những mục tiêu của mình. Lợi ích chính mà các doanh nghiệp có được từ phát triền bền vững là tuân thủ (46%) - tỷ lệ này ở Indonesia là 56%, Singapore là 43% và thấp nhất là Malaysia với 39%. Tuy nhiên, việc ập trung quá nhiều vào tuân thủ là thách thức lớn thứ hai đối với các doanh nghiệp (26%), chỉ sau việc tái định hình chiến lược kinh doanh. Con số này ở Singapore là 32%, Indonesia 27% và thấp nhất là Malaysia với 23%.

Bà Verena Siow, Chủ tịch & Tổng giám đốc SAP Đông Nam Á cho biết: “Một dấu hiệu đáng mừng là các  các doanh nghiệp Đông Nam Á ngày càng quan tâm đến việc phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng, bao gồm các nhà cung cấp của họ. Tuy nhiên, chúng ta không thể lãng phí thời gian. Trong ba năm tới, gần một phần ba số doanh nghiệp tại Đông Nam Á sẽ kỳ vọng nhận được lợi ích đáng kể từ chiến lược phát triển bền vững của họ - và chúng tôi tin rằng nếu tập trung đúng hướng, con số này còn có thể cao hơn nữa.”

Dữ liệu là chìa khóa để cải thiện kết quả về phát triển bền vững

Chìa khóa để cải thiện hiệu quả phát triển bền vững nằm ở việc phân tích và sử dụng dữ liệu hợp lý trong quá trình ra quyết định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dữ liệu chính xác là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để các doanh nghiệp Đông Nam Á đạt được mục tiêu giảm phát thải carbon.

Các doanh nghiệp châu Á chưa nhìn thấy lợi ích từ phát triển bền vững
Phân tích và sử dụng dữ liệu hợp lý là chìa khóa để cải thiện hiệu quả phát triển bền vững

Tuy nhiên, việc ra quyết định dựa trên dữ liệu không chính xác là một thách thức được ghi nhận trong các doanh nghiệp Đông Nam Á. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chưa đến 1/6 (13%) doanh nghiệp ở Singapore và chưa đến 1/4 (23%) ở Malaysia và Indonesia đã bắt đầu đo lường tổng lượng phát thải carbon trong doanh nghiệp họ. Đa số (60% ở Singapore, 77% ở Malaysia) đã bắt đầu quá trình này ở một số cấp độ khác nhau, so với chỉ 31% ở Indonesia. Trong số các doanh nghiệp đã bắt đầu đo lường tổng lượng phát thải carbon, 62% đã thực hiện các thay đổi về quy trình kinh doanh dựa trên các số liệu phát thải thu thập được.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Đông Nam Á vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc đầu tư vào các công cụ phân tích dữ liệu để đo lường tính bền vững trong doanh nghiệp vẫn chưa diễn ra trên diện rộng – chỉ có 47% doanh nghiệp ở Singapore, 35% ở Malaysia và 31% ở Indonesia cam kết đầu tư. Tương tự, đối với việc đào tạo nhân viên về thu thập và đo lường dữ liệu bền vững, chỉ có 36% doanh nghiệp Singapore cho biết họ đang triển khai, so với 40% ở Indonesia và 50% ở Malaysia.

Lãnh đạo về phát triển bền vững là cần thiết

Hành động về phát triển bền vững là nhu cầu mang tính cấp bách. Ngoài tác động đến môi trường, chỉ 33% doanh nghiệp Indonesia cho biết lực lượng lao động của họ chưa nhận thức được rằng nếu không phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng vào tay đổi thủ. Con số này còn thấp hơn ở các nước láng giềng, với chỉ 21% nhân viên các doanh nghiệp Malaysia và chỉ 15% nhân viên doanh nghiệp Singapore ý thức được điều này.

Các doanh nghiệp thành công với phát triền bền vững đều có đặc điểm chung như đưa ra các mục tiêu rõ ràng ở cấp chiến lược, phát huy tối đa sức mạnh công nghệ và quản lý dữ liệu, đồng thời kết nối với các bên liên quan như nhân viên, đối tác, chuỗi cung ứng và các cơ quan chức năng.

Tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP27 năm nay, SAP đã cam kết hỗ trợ việc chuyển đổi chính sách trên toàn cầu, giúp các doanh nghiệp đổi mới bền vững, tập trung vào các nền kinh tế mới nổi để đạt được hiệu quả tỷ đô và kiến tạo nhiều cơ hội việc làm hơn nữa.

“Các quan hệ đối tác công, tư và đa thành phần là những yếu tố cần thiết để tạo ra sự thay đổi cần thiết cho một nền kinh tế xanh ở ASEAN. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á không nên chỉ coi phát triển bền vững như một biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đây là cơ hội để hiện thực hóa các nguồn doanh thu bền vững mới, tìm kiếm hiệu quả hoạt động mới và xây dựng các mô hình kinh doanh mới dựa trên các khái niệm phát thải thấp, tuần hoàn và tái tạo để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng”, bà Verena Siow cho biết thêm.

SAP đã cập nhật giải pháp Tháp Kiểm soát Bền vững SAP để cung cấp các giải pháp phát triển bền vững đúng với những gì các doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Có thể bạn quan tâm