Doanh nghiệp e ngại khi tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2%

Tại buổi Họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, kết quả chính sách hỗ trợ 2% lãi suất còn thấp, chưa đạt kỳ vọng ban đầu.
Doanh nghiệp e ngại khi tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2%

Liên quan đến việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đối với một số ngành, lĩnh vực thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bà Giang chia sẻ, sau khi các văn bản quy phạm pháp luật và giải đáp về chính sách được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động rà soát để nắm bắt nhu cầu, thông báo, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, thủ tục; tích cực truyền thông, thông tin về chính sách bằng nhiều hình thức; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 4 hội nghị toàn quốc, trong đó có 1 hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương và ngân hàng thương mại do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì. Tổ chức các đoàn khảo sát liên ngành nhằm nắm bắt thực tế triển khai, kịp thời đôn đốc, trực tiếp xử lý, tháo gỡ khó khăn. Nhiều địa phương đã tổ chức triển khai chính sách rất bài bản, quyết liệt thông qua việc phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, Ban Tuyên giáo tỉnh...

Tính đến cuối tháng 11, doanh số cho vay đạt gần 30.000 tỷ đồng, với dư nợ gần 23.000 tỷ đồng, với số tiền hỗ trợ lãi suất gần 78 tỷ đồng. “Như vậy, kết quả hỗ trợ lãi suất còn thấp, chưa như kỳ vọng ban đầu”, bà Giang nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, qua khảo sát và báo cáo của các ngân hàng thương mại, vướng mắc lớn nhất khiến kết quả hỗ trợ lãi suất còn thấp, đó là do tâm lý e ngại của các khách hàng. Các doanh nghiệp e ngại khi tham gia chương trình hỗ trợ giảm lãi suất, phải tuân thủ các thủ tục liên quan đến hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán về sau.

Các doanh nghiệp cân nhắc giữa lợi ích của việc được hỗ trợ 2% so với chi phí phải bỏ ra khi theo dõi hồ sơ, chứng từ và các quy định liên quan đến công tác kiểm tra, hậu kiểm sau này. Trong trường hợp bị thu hồi khoản hỗ trợ, bản thân doanh nghiệp sẽ rất khó xử lý, bởi việc hạch toán và chia cổ tức một khi đã thực hiện thì sẽ khó thu lại.

Bên cạnh đó, theo quy định, để được hưởng hỗ trợ, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi. Các doanh nghiệp và ngân hàng cho rằng, dù đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả nợ, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế có sự biến động lớn hiện nay, việc đánh giá doanh nghiệp có khả năng phục hồi hay không là rất khó khăn.

Nếu tại thời điểm thanh kiểm toán, doanh nghiệp được đánh giá không có khả năng phục hồi thì có thể bị thu hồi lại phần tiền đã được hỗ trợ hoặc bị quy trục lợi chính sách.

“Tâm lý e ngại của khách hàng và tiêu chí đánh giá khả năng phục hồi là 2 vướng mắc chính khiến gói hỗ trợ giải ngân còn chậm. Trong trường hợp có tháo gỡ về mặt cơ chế chính sách, tức là có hướng dẫn cụ thể hơn về tiêu chí đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp thì khả năng hấp thụ chính sách có thể tăng lên”, bà Hà Thu Giang nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo đánh giá của các ngân hàng thương mại, khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất xuất phát từ phía khách hàng vay do nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhưng không đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc diện được hỗ trợ,…Mặt khác, điều kiện thị trường hiện tại khác nhiều so với thời điểm xây dựng chính sách. Các doanh nghiệp mong muốn xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp hơn.

Xem thêm

Ngân hàng gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%

Ngân hàng gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%

Mới đây, các ngân hàng đã tổ chức hội nghị toàn quốc bằng nhiều hình thức, thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham dự để phổ biến thông tin, giải đáp thắc mắc về chương trình hỗ trợ lãi suất (HTLS) 2% với quy mô 40.000 tỷ đồng từ ngân sách theo Nghị định 31 của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...