Doanh nghiệp ở TP.HCM buộc phải dừng hoạt động nếu không đảm bảo phòng chống dịch

Theo UBND TP.HCM, hiện nay tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp.

Ngày 13/7, ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã ký văn bản về việc dừng hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM nếu không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.

Qua công tác sàng lọc, tầm soát, truy vết cho thấy số lượng ca nhiễm là công nhân ở các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao có mối liên hệ với nơi ở của công nhân đang phân tán khắp các quận huyện trên địa bàn thành phố, từ đó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm từ nơi ở của công nhân vào nơi sản xuất và ngược lại.

Để thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, UBND TP.HCM yêu cầu doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện bố trí cho người lao động ăn, ở để sản xuất và phải bảo đảm 5K mới được tiếp tục hoạt động.

Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện được phương châm 1 cung đường 2 điểm: chỉ duy nhất một cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân.

Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thẩm định các doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện nêu trên và đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch thì mới cho phép tiếp tục hoạt động sản xuất; thực hiện xét nghiệm đối với công nhận định kỳ 7 ngày/lần, chi phí xét nghiệm do doanh nghiệp tự chi trả .

Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo theo yêu cầu nêu trên thì dừng hoạt động, thời gian dừng hoạt động bắt đầu từ 0 giờ ngày 15/7 cho đến khi có chỉ đạo mới .

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.