Doanh nghiệp phi nhân thọ đau đầu với bài toán cắt giảm chi phí

Chi phí luôn là vấn đề khiến các công ty bảo hiểm phi nhân thọ phải “đau đầu”. Họ phải tìm cách cắt giảm chi phí để tối ưu hiệu quả kinh doanh...
Doanh nghiệp phi nhân thọ đau đầu với bài toán cắt giảm chi phí

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, trả lời chất vấn của cổ đông về tỷ lệ chi phí kết hợp năm 2016 đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi hoạt động (101,8%), ông Trần Hoài An, Tổng giám đốc BIC giải thích rằng: “Mặc dù tỷ lệ chi phí hoạt động năm 2016 của BIC đã giảm 3,1% so với năm 2015, tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại tăng 4,4%, do ảnh hưởng của bão lũ tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, đã đẩy tỷ lệ chi phí kết hợp năm 2016 cao hơn năm 2015. Điều này khiến BIC tiếp tục lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong năm 2016”.

Thực tế, chi phí luôn là vấn đề khiến các công ty bảo hiểm phi nhân thọ phải “đau đầu” và BIC không phải là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất có tỷ lệ chi phí kết hợp cao hơn 100%.

Chẳng hạn, Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của PTI cho thấy, với tỷ lệ bồi thường đạt 51,7%, thì tỷ lệ chi phí kết hợp của PTI vẫn vượt mức 100%, cho dù đã giảm so với năm 2015. Tại PJICO, với tỷ lệ bồi thường năm 2016 là 51,5%, tỷ lệ chi phí kết hợp của doanh nghiệp này vừa chạm mức 100%.

Để mở rộng thị phần, tăng doanh thu, không ít doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chấp nhận “ôm” cả các nghiệp vụ có rủi ro cao (rủi ro nhóm 4, 5) như nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới hay bảo hiểm con người, những nghiệp vụ chưa từng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các rủi ro do bão lũ, hỏa hoạn…, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được chi phí bồi thường ở mức an toàn.

Trong khi đó, chi phí hoạt động không thể giảm để đáp ứng yêu cầu tăng quy mô doanh thu và phục vụ hoạt động khai thác bảo hiểm. Chính vì thế hiệu quả từ hoạt động kinh doanh lõi của các doanh nghiệp bảo hiểm thường khó dự đoán và đôi khi không đạt kỳ vọng, dù doanh nghiệp đã chủ động thắt chặt chi phí hoạt động, bên cạnh việc tăng chất và lượng cho công tác bồi thường.

Tại BIC, để hướng tới mục tiêu hiệu quả, trong năm 2016, BIC đã kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí bằng việc áp dụng các chính sách hạn mức chi phí, tỷ lệ bồi thường…, nên BIC tiết kiệm được khoảng 30 tỷ đồng chi phí và phần nào bù đắp việc chi phí bồi thường tăng cao trong năm này, song đó vẫn là chưa đủ để giúp BIC hoàn thành “sứ mệnh” có lãi từ kinh doanh bảo hiểm.

Dù còn nhiều thách thức, nhưng việc đưa tỷ lệ chi phí kết hợp về dưới 100% luôn là mục tiêu hàng đầu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Tổng giám đốc BIC cho biết, trong kế hoạch năm 2017, dù đề xuất với cổ đông tỷ lệ chi phí kết hợp là 101%, tuy nhiên, khi giao kế hoạch cho các đơn vị thành viên, BIC đưa ra mức dưới 97% để các thành viên nỗ lực hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí. Tương tự, tại MIC, với kỳ vọng có đột phá về tăng trưởng và phát triển bền vững, năm 2017, MIC sẽ phải đưa tỷ lệ chi phí kết hợp về dưới 98%.

Để thực hiện thành công việc cắt giảm chi phí, theo các chuyên gia trong ngành, chắc chắn các doanh nghiệp phi nhân thọ phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là giảm tỷ lệ bồi thường bằng cách hạn chế các nghiệp vụ rủi ro cao, cho dù đây cũng là những nghiệp vụ mang lại doanh thu lớn.

Từ năm 2016, BIC đã tiến hành thắt chặt các sản phẩm rủi ro cao, đặc biệt là nhóm sản phẩm xe cơ giới và con người, đồng thời xác định, 2017 là “năm hành động của bancassurance”, là năm BIC sẽ có nhiều giải pháp đột phá để đẩy mạnh kênh phân phối hiệu quả này.

Hiện tại, BIC không phải là công ty bảo hiểm duy nhất chọn bancassurance là hướng đi an toàn để kiểm soát rủi ro và tăng quy mô doanh thu trong dài hạn. Đồng hướng với BIC còn có những doanh nghiệp có lợi thế trong liên kết với ngân hàng như MIC, ABIC, Bảo hiểm Vietinbank… Nhưng dù chọn giải pháp nào thì vấn đề hiệu quả vẫn sẽ là bài toán mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải giải quyết một cách triệt để.

Tỷ lệ chi phí kết hợp (combine ratio) bao gồm 2 cấu phần là tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại và tỷ lệ chi phí hoạt động. Tỷ lệ chi phí kết hợp phản ánh đầy đủ nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp, bởi tỷ lệ này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thông thường, nếu tỷ lệ chi phí kết hợp ở mức trên 100% thì doanh nghiệp lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do đó, tỷ lệ này càng thấp càng tốt, càng thể hiện doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...