Doanh nghiệp vẫn "kêu" kiểm tra chuyên ngành

Việc cải cách các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm đến nay đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho DN xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, qua triển khai, vẫn còn những vướ
Doanh nghiệp vẫn "kêu" kiểm tra chuyên ngành

Đây là nhận định của các chuyên gia và DN tại hội thảo “Thực thi Nghị quyết 19: Cải cách các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng tưởng toàn diện (GIG) của USAID tổ chức ngày 20/6 tại TPHCM.

"Theo tính toán của các chuyên gia, nếu giảm được 1 ngày thủ tục thông quan sẽ giúp DN tiết kiệm được khoảng 200 USD/lô hàng. Hiện tại, mỗi năm cả nước ta có 36% số lô hàng bị kiểm tra, cao gấp 3 lần các nước EU.

Để giảm tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành, trong thời gian qua, mặc dù Nghị quyết 19 đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước cũng như của DN, nhưng hiện nay những quy định về tiêu chuẩn chất lượng vẫn tạo những ràng buộc, gây khó cho DN.

Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án USAID-GIG cho biết, diện hàng hoá phải kiểm tra chất lượng quá rộng. Tất cả hàng hoá nhóm 2 đều phải kiểm tra trước thông quan. Biện pháp quản lý này là quá mức cần thiết đối với phần lớn hàng hoá nhóm 2, nhất là đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp, chế biến sâu… gây tốn kém về thời gian và chi phí cho DN.

Thực tế cho thấy, có những sản phẩm có danh mục nhưng chưa có quy định, quy chuẩn quản lý, nên cơ quan quản lý gặp khó khăn; chồng chéo giữa đơn vị quản lý; hoạt động kiểm tra chuyên ngành giữa các bộ, ngành còn khác nhau. Có bộ thì giao cho tổ chức đánh giá phù hợp; có bộ thì cấp giấy chứng nhận trực tiếp. Các bộ đưa ra yêu cầu quy chuẩn, nhưng không đưa ra hướng dẫn quản lý, nên lúng túng cho cả cơ quan thực thi lẫn tổ chức đánh giá sự phù hợp trong áp dụng.

Phản ánh về vấn đề này, ông Đinh Công Khương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Dịch vụ thép Khương Mai cho biết, mặc dù ông đã phản ánh nhiều lần qua văn bản, cũng như tại hội nghị, hội thảo, nhưng đến nay ở ngành thép, việc kiểm tra chuyên ngành vẫn được triển khai cho tất cả các lô hàng, gây tốn kém. Trong khi đó, các bộ, ngành có thể nghiên cứu và ứng dụng các công vụ kiểm tra xác suất để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN.

Một số DN xuất nhập khẩu tại TPHCM hoài nghi về năng lực quản lý và chuyên môn của một số cơ quan, ban, ngành chưa đáp ứng nhu cầu của DN.
Một số DN xuất nhập khẩu tại TPHCM  hoài nghi về năng lực quản lý và chuyên môn của một số cơ quan, ban, ngành chưa đáp ứng nhu cầu của DN.

Tương tự, một số DN xuất nhập khẩu tại TPHCM  hoài nghi về năng lực quản lý và chuyên môn của một số cơ quan, ban, ngành chưa đáp ứng nhu cầu của DN.

Đơn cử như trường hợp của Công ty tư vấn Xuất nhập khẩu Toàn Cầu. Theo đại diện đơn vị này, công ty nhập thiết bị lọc nước từ nước ngoài và sản phẩm đó chưa có trong danh mục mã số được công bố tại Việt Nam. Khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan áp mã số của máy bơm nước, mặc dù đây là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, công ty đã gửi hồ sơ đến một số đơn vị để xác định lại mã số cho sản phẩm này, nhưng đã hơn một tháng mà vẫn chưa có câu trả lời.

Trước thực trạng trên, theo bà Nguyễn Thị Mai Hương, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, cần tách bạch hoạt động quản lý Nhà nước với hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo hướng xã hội hoá. Đồng thời, thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn năng lực cho tổ chức đánh giá sự phù hợp, tránh thực tế mỗi bộ ban hành một tiêu chuẩn khác nhau.

Bà Hương cũng cho rằng, cần rà soát danh mục sản phẩm hàng hoá nhóm 2; thay đổi cơ chế quản lý hàng hoá nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm; khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp thực thiện đánh giá tại nguồn… Bên cạnh đó, các quy định chỉ nên thực hiện tiền kiểm với những hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn hoặc DN đăng ký tiền kiểm.

Song song đó, thực hiện đồng bộ các cải cách quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá như đơn giản hoá thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu; không yêu cầu tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá chưa có quy chuẩn quốc gia.

Đồng ý với quan điểm trên, ông Phạm Thanh Bình cho rằng cần thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp; áp dụng chế độ DN ưu tiên.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...