Doanh nghiệp Việt học gì từ chia sẻ của Jack Ma?

Sự có mặt của tỷ phú Jack Ma tại Diễn đàn Thương mại Điện tử 2017 (VEPF) diễn ra sáng 6/11 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. Ông đã có những chia sẻ liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp Việt kh
Doanh nghiệp Việt học gì từ chia sẻ của Jack Ma?

Với chủ đề bao trùm “Mobile Payment - nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt”, Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017 (VEPF) là một sự kiện được trông đợi trong năm 2017, nhất là khi có sự góp mặt của “ông trùm” trong lĩnh vực thanh toán điện tử Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba. Sức nóng của VEPF 2017 còn bởi sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Nhiều dịch vụ thanh toán mới, ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông cũng xuất hiện, như Mobile payment.

Theo đó, các diễn giả đã tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung hướng tới phát triển hệ sinh thái cho thanh toán không dùng tiền mặt Việt Nam thông qua 3 phiên thảo luận chính: Sự bùng nổ của Mobile payment trên thế giới và xu hướng tại Việt Nam; Phát triển hệ sinh thái cho hoạt động thanh toán di động ở Việt Nam; Đối thoại về thanh toán điện tử trong thương mại điện tử cùng Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Mobile payment đã đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng cho hàng trăm triệu người thu nhập thấp. Sự xuất hiện của Mobile payment đã giúp cộng đồng thu nhập thấp tham gia và có cơ hội hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trước việc thanh toán trên di động ngày càng trở thành xu thế thanh toán tất yếu và Việt Nam là một những nước dẫn đầu về sử dụng điện thoại thông minh kết nối internet, Phó Thủ tướng tin trưởng rằng, thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như chúng ta đã làm được với điện thoại di động hơn 10 năm trước.

Đáng chú ý, thông qua Diễn đàn, các bên liên quan có cơ hội bàn bạc, thảo luận, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm phát triển Mobile payment trên thế giới; gợi ý lựa chọn, áp dụng mô hình phát triển hệ sinh thái Mobile payment phù hợp với thực tế Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện tại Việt Nam theo định hướng của Chính phủ.

Với kinh nghiệm phát triển thành công thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên thiết bị di động ở Trung Quốc, phiên đối thoại của “ông trùm” thương mại điện tử Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới trong VEPF 2017 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, khi có gần 700 đại diện cộng đồng doanh nhân Việt Nam, phần nhiều là giới ngân hàng, tài chính, và các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến… tham gia.

Ông Jack Ma cho biết, các công ty công nghệ cần ngân hàng nhưng ngân hàng cần công ty công nghệ hơn. Ngày nay, thanh toán di động là chủ yếu dựa vào dữ liệu. Như chúng ta biết, công nghệ thông tin thì làm bạn (ngân hàng - PV) mạnh hơn, nhưng công nghệ dữ liệu thì làm người khác (tức công ty công nghệ - PV) mạnh hơn.

Trong khi đa phần ngân hàng được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin. Khi có dữ liệu, ngân hàng sẽ hiểu người dùng tốt hơn. Tuy nhiên, trong lúc thế giới đang tiến tới phi tiền mặt thì công nghệ thông tin sẽ gặp nhiều thách thức trong tương lai.

“Vì vậy, các ngân hàng muốn phát triển thì cần phải hợp tác với các công ty công nghệ. Và khi đó, thì các bên đều vui và đều thắng”, ông Jack Ma nói.

Từ chia sẻ này, nhìn vào thực tế tại Việt Nam thì thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có xu hướng đầu tư công nghệ cũng như hợp tác để đón đầu xu hướng thanh toán di dộng, đón đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ, thuận tiện nhất.

Trao đổi với phóng viên bên lề VEPF 2017, ông Võ Trọng Thủy – thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cho biết, PVcomBank luôn chú trọng đầu tư công nghệ mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất và thuận tiện nhất cho khách hàng.

Hiện, PVcomBank đã nâng cấp thành công hệ thống core hiện đại nhất hiện nay và đã kết nối với hầu hết các đối tác trung gian thanh toán lớn để toàn bộ khách hàng đều được trải nghiệm công nghệ ngân hàng hiện đại. Ông Thủy nhấn mạnh: “PVcomBank sẵn sàng cho kỷ nguyên 4.0 bằng việc thành lập trung tâm công nghệ tài chính Fintech để mang đến các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng”.

Lãnh đạo PVcomBank tin tưởng rằng, khi dự án được triển khai thành công, toàn bộ người dùng đặc biệt là những khách hàng ở vùng xa xôi dù chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tiện ích thiết thực cho cuộc sống hàng ngày.

>> PVcombank triển khai dịch vụ xác thực chứng thư bảo lãnh online

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...