Doanh nghiệp Việt - Nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau

Warren buffett đã từng nói rằng: “Nếu muốn đi nhanh thì đi một mình. Nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”.

Liên kết doanh nghiệp Việt luôn là một bài toán mà những người làm công tác quản lý kinh tế vĩ mô, kiến trúc thượng tầng luôn trăn trở. Bởi ai cũng hiểu: Một mình, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều.

Khát vọng liên kết

Liên kết kinh tế là phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau với nhau, để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia.

Liên kết kinh tế đảm bảo tính thống nhất quá trình tái sản xuất, đảm bảo tập trung hoá sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận. Liên kết kinh tế cũng quan hệ, gắn bó mật thiết với cạnh tranh để giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cạnh tranh là quy luật vốn có và tất yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 500 ngàn doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực, ngành nghề với rất nhiều hiệp hội như Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VN), Hiệp hội Dệt may VN, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, Hiệp hội Da giầy VN, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN… Vấn đề liên kết doanh nghiệp cũng đã được đưa ra ở rất nhiều diễn đàn, hội thảo... nhưng nhìn chung, nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của liên kết vẫn còn hạn hẹp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, việc liên kết doanh nghiệp Việt vẫn đang thiếu một giải pháp hạ tầng thống nhất.

Tại chương trình “Khát vọng Liên kết Doanh nghiệp Việt” của Businesspro tổ chức tại Hà Nội ngày 5/11 vừa qua, Bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đã khẳng định “Để Doanh nghiệp Việt liên kết được cần 3 yếu tố: Cơ sở hạ tầng, con người và thể chế.” Cơ sở hạ tầng theo diễn nghĩa của bà Hằng, đó là doanh nghiệp Việt vẫn đang thiếu 1 giải pháp về công nghệ để có thể kế nối nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng nhận định, doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành tại Việt Nam cần liên kết lại với nhau thành chuỗi các cung ứng cho nhau để tạo ra các chuỗi giá trị kinh tế lớn hơn. Để thực hiện được điều này cần tối đa hoá được 3T cho doanh nghiệp Việt là: thế mạnh, thông tin và thời gian. Vậy nên, giải pháp công nghệ, cần một công cụ kết nối để khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh (thế mạnh) của doanh nghiệp, truyền tải được thông tin nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm tối đa chi phí thời gian và tiền bạc.

BMatching - Giải pháp liên kết doanh nghiệp Việt

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung cho lợi ích riêng lẻ, kiểu “mạnh ai người ấy làm” hoặc “làm tất ăn cả”, chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình chứ chưa thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu cho ngành hàng.

Những hạn chế này là những lý do khiến các doanh nghiệp Việt yếu thế, không thể cạnh tranh với các tập đoàn, công ty nước ngoài ngay chính trên sân nhà, đấy là chưa nói đến thị trường thế giới. Những doanh nghiệp lớn mạnh hẳn thì có thể tự lo cho mình, còn hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt động manh mún, thiếu liên kết, và có lúc cạnh tranh không lành mạnh do thiếu thông tin liên kết.

 BMatching là một ứng dụng phần mềm trên các thiết bị di động, cho phép thành viên trao đổi với bất kỳ thành viên nào trong phạm vi toàn cầu và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Ông Đoàn Hùng, chủ tịch Businesspro, chia sẻ “Với các chức năng chính như: Trao đổi trực tiếp giữa 2 doanh nghiệp hay theo nhóm doanh nghiệp. Phạm vi doanh nghiệp tại các tỉnh thành/quốc gia/toàn cầu. BMatching sẽ giúp doanh nghiệp Việt gửi các nhu cầu mua - bán đến các thành viên theo ngành nghề một cách nhanh chóng, đảm bảo nhanh chóng và thuậ tiện, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.

 Khi BMachinh giúp doanh nghiệp Việt liên kết được sẽ tạo được các yếu tố đầu vào như: Liên kết để tạo nguồn vốn; Liên kết để tạo và sử dụng nguyên liệu, trang thiết bị máy móc, đội ngũ nhân sự của nhau; Và quan trọng là BMatching sẽ tạo ra các liên kết ngang, dọc (liên kết đa chiều) giúp tiến trình xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Liên kết, Chia sẻ và thành công

Ông Trần Văn Liêng - Tổng GĐ Công ty Ca-Cao Việt Nam cho rằng “Liên kết để tạo giá trị chứ không tạo bè phái và Liên kết doanh nghiệp (liên kết kinh tế) là hoạt động có quan hệ gắn bó mật thiết với cạnh tranh. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, chứ không triệt tiêu lẫn nhau.

Ông Liêng cũng chia sẻ, Liên kết doanh nghiệp Việt không phải về lý thuyết về kinh tế đơn thuần - mà là văn hoá về ứng xử, nếu doanh nghiệp Việt có đủ dũng khí để chia sẻ - dám cho đi… khi ấy liên kết sẽ thành công.

Thi Dung

Có thể bạn quan tâm