Doanh nghiệp xin giữ nguyên thuế VAT 8% đến hết 2023

Theo các doanh nghiệp, việc gia hạn giảm thuế VAT nhằm giúp DN phục hồi trong bối cảnh kinh tế có nhiều yếu tố bất lợi như áp lực lãi suất tăng nhanh; giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng cao.
Doanh nghiệp xin giữ nguyên thuế VAT 8% đến hết 2023

Nhiều hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực vừa đồng loạt gửi văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) 2% tới hết năm 2023, thay vì kết thúc vào cuối năm nay.

Theo Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA), doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có thể duy trì sản xuất cũng như cung ứng đầy đủ thực phẩm thiết yếu cho xã hội, đặc biệt ngay cả trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát.

Việc Bộ Tài chính đã có có chính sách giảm thuế, đặc biệt chính sách giảm thuế VAT 2% trong năm 2022 đã phát huy hiệu quả cao, tác động nhanh và trực tiếp tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ở thời điểm này các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn và cần thêm nguồn vốn cũng như chính sách để phục hồi. Do đó, Hiệp hội FFA kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét gia hạn chính sách giảm thuế VAT 2% đến 31/12/2023.

Không chỉ có FFA, một số hội ngành nghề, doanh nghiệp khác như Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA), Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA)… cũng có nguyện vọng tương tự, đề xuất gia hạn chính sách giảm VAT 2% cho năm 2023.

Như VBA cũng đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài thời gian triển khai chính sách giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2023 và có thể xem xét áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp.

Trước đó, VCCI cũng đã có ý kiến cho biết ủng hộ việc tiếp tục giảm thuế VAT thêm 2% trong năm 2023.

Theo đánh giá của các hiệp hội, việc doanh nghiệp phục hồi đang có nhiều dấu hiệu tích cực tuy nhiên đây chỉ là bước đầu để trở về mức tăng trưởng như thời điểm trước dịch. Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch FFA nhấn mạnh, năm 2023 sẽ có thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn nhiều hơn. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2022 xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi khi áp lực lãi suất tăng nhanh; thanh khoản hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng cao; nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, giảm công suất.

Vì vậy, việc kéo dài thời gian hỗ trợ giảm thuế VAT sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đảm bảo đủ nguồn cung, ổn định giá cả, qua đó người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, đại diện FFA cũng cho rằng các chính sách hỗ trợ khác cho doanh nghiệp hiện nay như chính sách hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng; việc giải ngân gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cũng không được như kỳ vọng vì nhiều lý do.

Xem thêm

Chính thức giảm thuế VAT xuống 8% từ ngày 1/2

Chính thức giảm thuế VAT xuống 8% từ ngày 1/2

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế có hiệu lực từ ngày 1/2.
Giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2022

Giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2022

Giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%) trừ một số hàng hóa, dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...