Đón đầu nhu cầu khách hàng – Yếu tố chính trong cuộc đua TMĐT

Khi thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên quen thuộc thì việc nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng online đang là tiêu chí mà các sàn TMĐT buộc phải có, nếu muốn bứt phá trong cuộc đua vốn khá khốc liệt này.

Kỷ nguyên mua sắm online

Báo cáo của Google Temasek dự đoán, ước tính mức tăng trưởng doanh thu TMĐT Việt Nam đạt khoảng 49% mỗi năm từ 2015 và sẽ đạt mức 23 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ nhờ 66% dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng internet, 72% có điện thoại thông minh và đáng nói nhất là 35% dân số thuộc thế hệ Millennials (thế hệ gắn liền với thời đại thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật số và mạng xã hội - PV). Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, những con số trên sẽ nhanh chóng bị phá vỡ.

Đón đầu nhu cầu khách hàng – Yếu tố chính trong cuộc đua TMĐT ảnh 1

“TMĐT thực sự đã là xu hướng tiêu dùng. Nếu như cách đây 3 năm, các doanh nghiệp đưa hàng hoá lên mạng chỉ với mục đích hiện diện, thì nay, kênh phân phối này đã trở thành nguồn đóng góp tích cực cho doanh thu”, ông Phạm Ngọc Dũng - Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) nhận xét.

Cũng theo ông Dũng, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của TMĐT từ mức tăng trưởng cao lên mức bùng nổ. Thậm chí, những doanh nghiệp truyền thống nhất của Việt Nam cũng phải tổng lực đưa hàng hóa lên tiêu thụ ở kênh online để không bị mất cơ hội. Nhiều năm gắn bó với kênh kinh doanh hiện đại này, theo quan sát của ông Dũng, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang có tốc độ phát triển TMĐT vượt trội, với vị thế dẫn đầu nhờ lượng người dùng trẻ, năng động và thích khám phá những trải nghiệm mới. Quan trọng hơn, là sự năng động và tích cực của các sàn TMĐT.

Kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp TMĐT từ tháng 2 đến tháng 4/2020 là 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số rất ấn tượng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều doanh nghiệp lâm vào thế khó.

Ông Nguyễn Thái Bình - Giám đốc Vận hành Shopee Việt Nam nhận xét, mua sắm trực tuyến ngày tăng cao thời gian qua xuất phát từ việc giãn cách xã hội, người dân nhận thấy rõ sự tiện lợi của mô hình này và hình thành thói quen. Trong giai đoạn bình thường mới, doanh nghiệp lẫn các nhà bán hàng thừa thắng xông lên, tiếp tục triển khai các chương trình giảm giá, kích cầu… giúp TMĐT càng có đà phát triển.

Chiến lược song song

Bước vào những tháng cuối năm, các chuyên gia TMĐT đều cho rằng, mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân xuất phát từ việc các sàn TMĐT đều sẽ triển khai chương trình giảm giá, nhất là những dịp như Tết Trùng Cửu (9/9), Tết Trùng Thập (10/10), ngày Độc thân (11/11) hay Ngày mua sắm (12/12). “Đón đầu các chương trình giảm giá trọng điểm của các sàn, doanh nghiệp cũng đang tích cực chuẩn bị hàng hoá, chiến lược marketing, giảm giá… để thu hút người mua hàng. Rất có thể, quý IV/2020 sẽ là thời điểm bùng nổ của mua sắm online”, ông Ha Min Ho - Quản lý ngành hàng Lock&Lock Việt Nam khẳng định.

TMĐT càng phát triển thì áp lực và đòi hỏi từ phía người dùng dành cho mô hình kinh doanh này cũng tăng cao. Đây cũng cũng là nguyên nhân khiến cho cuộc đua về TMĐT khốc liệt hơn. Theo nghiên cứu của iPrice và Parcel Performance, có đến 34,1% người dùng TMĐT trong khu vực đang kỳ vọng với chất lượng dịch vụ chuyển phát bưu kiện mà họ nhận được được cải thiện hơn nữa. “Người mua hàng đang quan tâm nhiều nhất về vấn đề giao nhận hàng hóa, đặc biệt là sự đảm bảo chất lượng vận chuyển hàng hóa an toàn và thời gian giao nhân nhanh chóng”, ông Nguyễn Thái Bình nhận xét.

Theo ông Bình, đây là nhu cầu hết sức chính đáng của người mua. Theo đó, sức mua “khủng” và liên tục tăng trưởng trong mùa siêu khuyến mãi cuối năm đang đặt ra thách thức cho các sàn giao dịch điện tử về vấn đề hạ tầng. Để đảm bảo công tác vận hành và giao nhận hàng hóa an toàn, nhanh chóng, vừa qua, Shopee đã đưa vào vận hành kho hàng thứ ba của mình tại Việt Nam sau hai kho đã đi vào vận hành trước đó ở Quận 7, TP.HCM và Quận Long Biên, TP. Hà Nội. Không chỉ gia tăng mức độ tự động hóa, kho còn được tích hợp hệ thống quản lý chuyên biệt để truy cứu vị trí hàng hóa ngay từ khi người mua đặt đơn hàng. Quy trình di chuyển theo chuyến của kho có thể đưa hàng đến người giao hàng một cách hợp lý nhất, tiết kiệm thời gian chờ và chi phí vận hành.

Thống kê sau những mùa siêu khuyến mãi cuối năm thời gian qua cho thấy, trung bình, lượng đơn hàng của các sàn TMĐT tăng gấp nhiều lần với bình thường. Do vậy, nhu cầu không gian lưu trữ hàng hoá của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng rất cao. Trên toàn khu vực, các thương hiệu và nhà bán hàng sử dụng dịch vụ kho hàng của Shopee bán được nhiều hơn và vận chuyển số lượng bưu kiện nhiều hơn gấp 4 lần so với trước đây. “Hệ thống kho vận hiện đại cho phép người bán và thương hiệu phân phối với tốc độ, độ tin cậy và hiệu quả cao hơn. Đây chính là tiền đề cho việc mở rộng quy mô và phát triển của Shopee khi TMĐT đang phát triển vũ bão như hiện nay” - ông Bình cho biết thêm.

Xem thêm

5 vấn đề cần giải quyết trong kinh doanh thương mại điện tử

5 vấn đề cần giải quyết trong kinh doanh thương mại điện tử

Trong báo cáo "Đánh giá tác động sơ bộ một số nội dung đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về thương mại điện tử", Bộ Công Thương cho rằng, cần xử lý 5 vấn đề tổng thể.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…