Động lực tăng trưởng kinh tế 2024: Nhìn từ kỷ lục của doanh nghiệp

Chuyên gia cho rằng, khi các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được thực thi thông suốt, doanh nghiệp sẽ không ngần ngại ghi thêm các kỷ lục trong hoạt động sản xuất - kinh doanh...

1111-1673601849841545399935-0-166-1125-1966-crop-1673601858183256514684-4-6278.jpeg

NHỮNG KỶ LỤC CỦA DOANH NGHIỆP

Kỷ lục thành lập doanh nghiệp mới năm trong năm 2023 đã đặt rõ các yêu cầu về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Con số gần 160 ngàn doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023, tăng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực đang là thông tin được giới chuyên gia kinh tế quan tâm.

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cùng với sự trở lại của gần 60.000 doanh nghiệp trong năm 2023, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập trường thị trường tiếp tục vượt mốc kỷ lục trên 200.000 doanh nghiệp của năm 2022. Đáng nói là con số 217.706 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường của năm 2023 đã gấp 1,3 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm.

Tổng số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp gia nhập thị trường cũng có sự cải thiện qua các quý, từ 310.331 tỷ đồng trong quý I/2023 lên 434.483 tỷ đồng trong quý IV/2023.

“Mặc dù khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất – kinh doanh vẫn lớn, nhưng các doanh nghiệp đang nhìn thấy cơ hội từ sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự hồi phục vẫn rõ nét của kinh tế thế giới. Dấu hiệu sản xuất công nghiệp được cải thiện dần từ tháng 5/2023, đã có được mức tăng trưởng dương vào quý IV. Đơn hàng cũng đang quay trở lại vào quý IV cùng với những dự báo tích cực của kinh tế EU, Mỹ trong năm tới khiến xuất khẩu một số ngành đạt mức kỷ lục…”, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích.

Ông cũng nhắc đến con số 5,6 tỷ USD xuất khẩu của rau quả, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhóm hàng nông sản, gạo... và sự đảo chiều trong xuất khẩu sang Trung Quốc, từ giảm 2,2% sang tăng 6,2% sau 11 tháng.

Đặc biệt, các cơ hội làm ăn đang được mở ra từ sự dịch chuyển của làn sóng FDI mới đang dần định hình sau nhưng thành tựu rất lớn của hoạt động ngoại giao trong năm 2023 đang được nhiều doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kinh doanh năm 2024 và chiến lược phát triển giai đoạn tới.

Có thể nhắc đến các chiến lược mở rộng quy mô và đầu tư theo chiều sâu để khai thác tối đa cơ hội trong những lĩnh vực có tiềm năng mà Tập đoàn FPT đưa ra cùng với thông tin doanh thu xuất khẩu phần mềm của FPT cán mốc 1 tỷ USD, tăng gấp đôi trong ba năm. Ví như, FPT Automotive vừa được thành lập với mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2030, để chinh phục thị trường công nghiệp phần mềm ôtô. Cũng trong năm 2023, FPT đã thực hiện 4 thương vụ M&A và đầu tư vào các công ty công nghệ tại Mỹ, Pháp như Intertec International, Cardinal Peak, AOSIS, Landing AI…

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đang nhắc đến cơ hội Việt Nam là điểm đến được các doanh nghiệp Trung Quốc và Hoa Kỳ lựa chọn để kết nối trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị và chiến tranh thương mại vẫn diễn ra phức tạp.

Ngay trong số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại, nhóm doanh nghiệp khoa học và công nghệ đang ở mức khá cao…

THÁCH THỨC TỪ TÌNH TRẠNG TÌM KIẾM "VÙNG AN TOÀN"

Tuy nhiên, những kỷ lục trên, theo ông Cung mới là dấu hiệu tốt, chứ chưa đủ để cho thấy những thay đổi thực sự trong hoạt động của doanh nghiệp.

“Động lực tăng trưởng của năm 2022 không có đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Đây là điều đáng lo ngại nhất và cần có những giải pháp hữu hiệu”, ông Cung chia sẻ.

Theo số liệu thống kê, đầu tư tư nhân năm 2023 tăng ở mức rất thấp, chỉ khoảng 2,3% và chưa có dấu hiệu cải thiện. Tăng trưởng tín dụng dù tăng nhẹ trong các tháng cuối năm do áp lực của Chính phủ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra (14,5%) và mức trước đại dịch (12-15%).

Mặc dù cho rằng ba động lực tăng trưởng chính của năm 2024 vẫn là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, song TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, sự cải thiện được nhìn nhận là chưa đáng kể so với năm 2023.

Nguyên nhân được nhắc đến có cả từ sự phục hồi chậm chạp và khó quay trở lại mức trước Covid-19 của kinh tế thế giới, song giới chuyên gia cho rằng, vấn đề trong nước vẫn là thách thức lớn nhất. Thậm chí, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận, rào cản lớn nhất của dòng vốn đầu tư tư nhân chính là thể chế.

“Thể chế không tốt chính là nguyên nhân gây ra các vụ đại án, vì không thể tự nhiên xuất hiện các đại án lũng đoạn nền kinh tế như vậy. Việc xử lý sai phạm là bắt buộc, dù sẽ tác động đến tâm lý của cả công chức thực thi và doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng chậm là do đầu tư tư nhân và niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục suy yếu, một phần liên quan đến tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản. Để tháo gỡ, cách duy nhất là giải bài toán thể chế”, ông Cường thẳng thắn.

Theo ông Cường, khả năng gỡ nút thắt pháp lý cho các dự án bất động sản đang tăng lên trong năm 2024, khi nhiều vấn đề đã có lời giải trong Luật Kinh doanh bất động sản, Nhà ở sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Các vướng mắc về đất đai, định giá đất cũng đang được sửa đổi trong các văn bản pháp lý liên quan.

“Những tháo gỡ pháp lý sẽ không chỉ thúc đẩy các dự án bất động sản mà giải tỏa nhiều ách tắc trong đầu tư công. Cầu đầu tư sẽ tăng, nhu cầu vốn tăng, từ đó thúc đẩy thị trường vốn có cơ hội phát triển tốt hơn”, ông Cường nhận định.

10165e74-b380-4a17-a6c3-6ecf78966b63-7084.jpg
Xuất khẩu có khởi sắc, nhưng vẫn còn yếu và chưa ổn định

Nhưng bức tranh này cũng cho thấy các phần việc phải giải không hề nhỏ, nhất là khi những bất cập, chồng chéo trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn và chưa thể sửa đổi ngay trong ngày một, ngày hai. Điều này đồng nghĩa với tình trạng trì trệ, không dám làm, không dám quyết, đùn đẩy.. với cách làm “tìm kiếm an toàn” hơn là tạo thuận lợi cho đầu tư - kinh doanh vẫn sẽ chưa thể được khắc phục.

Thậm chí, Chủ tịch UBND Bắc Giang Nguyễn Ánh Dương còn cho biết, thực trạng doanh nghiệp. “Nhiều nhà đầu tư đang chuẩn bị các kế hoạch, nhưng vẫn nói sẽ chờ đợi thêm vì nhiều cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, không tiên liệu được, nhất là khi Luật Đất đai sửa đổi chưa được thông qua trong kỳ họp cuối năm”, ông Dương lý giải.

ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG 2024

Mặc dù cho rằng ba động lực tăng trưởng chính của năm 2024 vẫn là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, song TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, sự cải thiện được nhìn nhận là chưa đáng kể so với năm 2023.

Trong đó, về đầu tư, vẫn dựa chủ yếu vào đầu tư công. Xuất khẩu có khởi sắc, nhưng vẫn còn yếu và chưa ổn định. Tiêu dùng trong nước vẫn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng, nhưng khó tăng thêm.

“Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức hơn là thuận lợi, thì cùng với các giải pháp dài hạn về cải cách thể chế, các giải pháp trước mắt cần làm vẫn là doanh nghiệp khó cái gì thì gỡ cái đó ngay. Cụ thể là cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đây là những việc có thể làm ngay, không tốn chi phí nhưng lại tạo nên sự thay đổi mà doanh nghiệp có thể cảm nhận được ngay”, ông Cung nói.

Cụ thể, ông Cung đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự trở lại của Nghị quyết hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào năm 2024, với những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.

Cũng phải nhắc lại, năm 2023, sau 14 năm tồn tại độc lập, nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh trở thành một phần của Nghị quyết 01 về điều hành kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đánh giá môi trường kinh doanh năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận định động lực cải cách của các bộ, ngành suy giảm, thiếu sự giám sát của các bên trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Cùng với đó, bối cảnh dịch bệnh và sự tụt dốc của môi trường kinh doanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

hang-hoa-4717c-4822.jpg
Tiêu dùng trong nước vẫn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng, nhưng sức mua hiện đang chững lại

“Sự trở lại của Nghị quyết cho thấy cải thiện môi trường kinh doanh được ưu tiên và việc thực hiện cũng sẽ mạnh mẽ hơn, có hệ thống hơn”, ông Cung tin tưởng.

Đồng tình, nhưng ông Cường cho rằng, để giải bài toán “sợ sai”, cần có giải pháp mạnh. “Có thể đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép lựa chọn quy định phù hợp để áp dụng, để đảm bảo hiệu quả thực thi”, ông Cường nói.

Khi các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được thực thi thông suốt, doanh nghiệp sẽ không ngần ngại ghi thêm các kỷ lục trong hoạt động sản xuất - kinh doanh...

Xem thêm

UOB: Kinh tế Việt Nam năm 2024 được kỳ vọng tăng trưởng 6%

UOB: Kinh tế Việt Nam năm 2024 được kỳ vọng tăng trưởng 6%

Trong năm 2024, tình hình kinh tế Việt Nam sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của ngành công nghiệp bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như sự dịch chuyển chuỗi cung ứng phần lớn có lợi cho Việt Nam và các nước ASEAN khác…

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong “năm Rồng”

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong “năm Rồng”

Tại diễn đàn thường niên kịch bản kinh tế Việt Nam lần thứ 16 với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định về kinh tế thế giới năm 2024 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…