Dòng vốn Hồng Kông chảy vào Việt Nam sẽ dồi dào và bứt phá hơn

AHKFTA sẽ giúp giảm thuế hàng hoá, đẩy mạnh dòng chảy dịch vụ và đầu tư giữa các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, với Hồng Kông.
Dòng vốn Hồng Kông chảy vào Việt Nam sẽ dồi dào và bứt phá hơn

Trong 3 tháng đầu năm 2019, Hồng Kông vượt Nhật Bản và Hàn Quốc để trở thành đối tác đầu FDI nhiều nhất vào Việt Nam. Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý I/2019, Hồng Kông đã đầu tư 4,4 tỷ USD vào Việt Nam, trong tổng vốn đầu tư là 5,8 tỷ USD.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN Hong Kong (AHKFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2019 đối với Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào và Myanmar, tiếp tục tạo điểm sáng cho mở rộng tự do thương mại toàn cầu đồng thời tác động tích cực lên nền kinh tế Đông Nam Á cụ thể là Việt Nam.

Hiệp định thương mại, được ký kết giữa Hong Kong và 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 11 năm 2017, sẽ giúp giảm thuế hàng hóa, đẩy mạnh dòng chảy dịch vụ và đầu tư giữa các thị trường trong khu vực và Hong Kong.

Các quốc gia sẽ dần cắt giảm thuế quan trong những năm sắp tới. Việt Nam sẽ loại bỏ thuế xuất nhập khẩu đối với 75% hàng hóa được liệt kê trong biểu thuế quan trong vòng 10 năm và giảm thuế quan với thêm khoảng 10% hàng hóa vòng 14 năm; và Thỏa thuận Đầu tư trong khuôn khổ hiệp định sẽ đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ được đối xử công bằng với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước ở các thị trường đồng thời giảm thiểu những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho biết: "Hiệp định tự do thương mại Hong Kong ASEAN là một bước tiến mới trong nỗ lực đảm bảo tự do thương mại toàn cầu và là một thành công lớn cho ASEAN, cụ thể là Việt Nam. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn ra, các doanh nghiệp Hong Kong đang tìm kiếm mở rộng cơ hội đầu tư và Hiệp định này mở ra nhiều cơ hội hơn nữa tại Đông Nam Á. Quan hệ hợp tác song phương giữa Hong Kong và Việt Nam phát triển ổn định trong những năm qua và việc đưa vào thực hiện Hiệp định mới này hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hợi hợp tác hơn nữa cho hai thị trường này."

ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hong Kong trong lĩnh vực thương mại hàng hóa năm 2018 và là đối tác lớn thứ tư về thương mại dịch vụ trong năm 2017. Đến cuối năm 2017, ASEAN đứng thứ tư trong số các thị trường đầu tư ra nước ngoài trực tiếp của Hong Kong. ASEAN là nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp đứng thứ sáu của Hong Kong trị giá khoảng 628 tỉ đô la Hong Kong.

Việt Nam với lợi thế về các yếu tố địa chính trị được xem là điểm đến đầu tư thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiệp định tự do thương mại AHKFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa cho quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á này, tiếp tục đẩy mạnh dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và Hong Kong.

Trong năm tháng đầu năm 2019, Hong Kong đứng đầu trong số các thị trường đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 5,08 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 30,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam .

Hiệp định này được kỳ vọng thúc đẩy tiếp cận dòng chảy thương mại giữa Hong Kong và ASEAN dễ dàng hơn. Dòng chảy thương mại và đầu tư được tăng cường sẽ  giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất hơn nữa, từ đó có thể nắm bắt tối đa các cơ hội đến từ dòng thương mại dịch chuyển.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…