Dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2025 chỉ tăng nhẹ

Theo nhận định của VPBankS, lãi suất có thể phải duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, lợi nhuận trong năm 2025 của ngành ngân hàng dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ so với năm 2024...

bank-4ef18.jpg

Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) vừa công bố báo cáo cập nhật triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng với điểm nhấn nhiều cổ phiếu nhóm này vẫn đang ở vùng giá hấp dẫn.

LÃI SUẤT SẼ DUY TRÌ Ở MỨC THẤP, LỢI NHUẬN NĂM 2025 CHỈ TĂNG NHẸ

Theo dữ liệu từ VPBankS, tính đến hết 9 tháng năm 2024, lợi nhuận nhóm ngân hàng đạt 218.206 tỷ đồng, hoàn thành 74,3% dự báo lợi nhuận cả năm 2024. Trong quý 3/2024, lợi nhuận trước thuế đạt 70.143 tỷ đồng tăng 18% so với cùng kỳ.

Tính đến hết tháng 10/2024, tăng trưởng tín dụng của ngành đã đạt 10,08%. Một số ngân hàng tư nhân ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao trong quý 3 như TPB (tăng 9,7%); BVB (tăng 7,8%) và VIB (tăng 7%). Mặt khác, những ngân hàng đã tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm như LPB và ACB chững lại và chỉ tăng 1% trong quý 3, dù có dư địa tín dụng cao hơn so với các ngân hàng khác.

Các chuyên gia cũng cho biết, NIM đã bị thu hẹp 20 - 30 điểm cơ bản ở hầu hết các ngân hàng. Tỷ lệ CASA của toàn ngành giảm nhẹ xuống 20,7% từ mức 21,4% trong quý trước, nhưng vẫn cao hơn so với quý 3/2023 là 19,3%. Chi phí vốn của ngành giảm mạnh từ 5,2% trong quý 3/2023 xuống 3,9% trong quý 3/2024. NIM bị thu hẹp trong 6 tháng qua và xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới do cạnh tranh gay gắt và chi phí vốn tăng lên.

anh-chup-man-hinh-2024-12-04-luc-131207.png
Nguồn: VPBankS

Nhóm phân tích cũng nhận định, ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ sẽ dẫn tới nhiều quan ngại về chính sách bảo hộ thương mại có thể gây ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu, ảnh hưởng GDP toàn cầu trong năm tới và việc chính sách thuế gia tăng trên toàn cầu có thể đem áp lực lạm phát toàn cầu quay trở lại và cản trở quá trình giảm lãi suất của FED, EU.

VPBankS đã đặt ra các kịch bản kỳ vọng thấp hơn vào lộ trình giảm lãi suất của FED, dự báo USD duy trì sức mạnh tương đối so với mức hiện tại. Đối với Việt Nam, áp lực tỷ giá là một yếu tố tác động quan trọng tới nền lãi suất và chính sách tiền tệ, theo đó dư địa nới lỏng tiền tệ sẽ hẹp hơn, nền lãi suất dưới áp lực tỷ giá sẽ không lợi cho COF của ngành ngân hàng và những ngân hàng có tỷ trọng CASA cao sẽ chiếm ưu thế trong hạ thấp chi phí vốn huy động.

Do đó, CASA sẽ trở nên rất quan trọng đối với COF trong những năm tới, điều này có nghĩa là các ngân hàng cần chuẩn bị để phục vụ khách hàng bán lẻ tốt hơn nhằm duy trì lòng trung thành của họ trong việc sử dụng ngân hàng làm tài khoản thanh toán chính. Do vậy, các ngân hàng sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ.

anh-chup-man-hinh-2024-12-04-luc-131323.png
Nguồn: VPBankS

Mặt khác, nợ xấu của ngành có thể đạt đỉnh trong quý 3 trước khi đi ngang hoặc giảm nhẹ trong quý 4. Hiện tại, tỷ lệ nợ xấu của ngành đang ở mức 2,23%, đi ngang so với quý trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm theo quý ở hầu hết các ngân hàng, kể cả các ngân hàng quốc doanh. Nợ nhóm 2 trong quý 3/2024 giảm 10,3% trong khi ở quý 3/2023 đã tăng 83%, đi cùng với tỷ lệ thu hồi nợ khá tốt ở các ngân hàng bán lẻ như VPB (tăng gấp 3 lần) và VIB (tăng gấp 2 lần) là tín hiệu tích cực cho NPL.

Nhưng với kịch bản nền kinh tế năm tới còn nhiều biến số, ảnh hưởng của cơn bão Yagi và Thông tư 02 và 06 hết hiệu lực, NPL sang năm sẽ đi ngang so với năm nay.

Cơn bão gây ra 13.500 vụ tổn thất trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tương đương số tiền bồi thường 13.100 tỷ đồng, chiếm 16% trên tổng thiệt hại trên cả nền kinh tế (ghi nhận 81.800 tỷ đồng). Đối với ngành ngân hàng, khoảng 192.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, tương đương hơn 1% tổng dư nợ toàn ngành.

Ngoài việc số dư nợ bị ảnh hưởng chiếm một phần nhỏ trên tổng dư nợ hiện tại, các ngân hàng cũng có những động thái hỗ trợ nhanh chóng như giảm lãi suất và gia hạn thời gian trả nợ, từ đó giảm ảnh hưởng của cơn bão lên kết quả kinh doanh ngành tới mức tối thiểu.

Một yếu tố cần lưu ý nữa, các chính sách của Trump sẽ giúp các doanh nghiệp tại Mỹ, nhưng lại gây tổn hại cho các doanh nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở Việt Nam, khi mà SMEs chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp đáng kể vào GDP của quốc gia. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 7% vào năm 2025.

Do đó, lãi suất có thể phải duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, lợi nhuận trong năm 2025 của ngành ngân hàng dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.

NGÂN HÀNG KHÔNG PHẢI ĐỐI TƯỢNG CHÍNH ĐỂ KHỐI NGOẠI CHỌN THOÁI VỐN

Báo cáo của VPBankS cũng thống kê, cho đến ngày 18/11/2024, khối ngoại đã bán ròng 85.243 tỷ từ đầu 2024 đến giờ, cũng là mức bán ròng mạnh nhất trong 8 năm trở lại đây. Tuy nhiên toàn ngành ngân hàng bị bán ròng 18.540 tỷ, tương đương mức đóng góp 22% trong khi vốn hóa ngành ngân hàng chiếm tới 40% vốn hóa thị trường.

anh-chup-man-hinh-2024-12-04-luc-131441.png
Nguồn: VPBankS

Hơn nữa, năm nay ngành ngân hàng có sự kiện cổ đông chiến lược cũ của ngân hàng VIB là Commonwealth Bank (CBA) thực hiện thoái 15% vốn, đóng góp chủ yếu vào lượng bán ròng của khối ngoại. Nếu bỏ sự kiện bất thường này và coi như nó không xảy ra thì lượng bán ròng của ngành ngân hàng chỉ đóng góp khoảng 12% tổng lượng bán ròng toàn thị trường.

Ghi nhận đến nay ngành ngân hàng có 4 cổ phiếu đang full room ngoại là VIB, MBB, TCB và ACB. Do vậy có thể thấy ngành ngân hàng không phải là
đối tượng chính mà các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn để thoái vốn.

Hiện tại về P/B của ngành là khá hấp dẫn so với lịch sử khi chỉ có 1,5 lần, tiệm cận mức -1 STD và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm 1,8 nên so với lịch sử thì P/B hiện tại đang giao dịch ở một mức khá hấp dẫn.

anh-chup-man-hinh-2024-12-04-luc-131556.png
Nguồn: VPBankS

Đến cuối quý 3 chỉ có 5 ngân hàng có mức P/B tương đương mức trung bình ngành trở lên, trong đó ngoài VCB và BID vẫn luôn giữ vị trí cao hơn trung bình ngành thì còn có LPB, EIB là 2 ngân hàng có vị thế nhỏ trong ngành và chưa thể hiện tiềm năng tăng trưởng, do vậy 2 ngân hàng này đang được thị trường định giá cao.

Hầu hết các ngân hàng tư nhân lớn đang giao dịch quanh mức P/B 1,2-1,4 lần, vẫn dưới trung bình ngành nên các cơ hội hấp dẫn hơn nằm ở các ngân hàng như CTG, VIB, TPB, TCB và VPB.

Xem thêm

3 lãnh đạo Eximbank đồng loạt “đăng đàn” khi bị miễn nhiệm

3 lãnh đạo Eximbank đồng loạt “đăng đàn” khi bị miễn nhiệm

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/11, 3 lãnh đạo cấp cao bị đề nghị miễn nhiệm của Eximbank gồm hai Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Lương Thị Cẩm Tú và Nguyễn Hồ Nam, Trưởng Ban kiểm soát Ngo Tony đã có những chia sẻ với cổ đông...

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng 2024, tăng hạn mức mới

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng 2024, tăng hạn mức mới

Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh...

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi vay

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi vay

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn... phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng...

HSC: Dự trữ ngoại hối liên tục sụt giảm, Ngân hàng Nhà nước có thể nâng lãi suất điều hành

HSC: Dự trữ ngoại hối liên tục sụt giảm, Ngân hàng Nhà nước có thể nâng lãi suất điều hành

Trong bối cảnh dự trữ ngoại hối tiếp tục sụt giảm, HSC dự báo Ngân hàng Nhà nước cuối cùng sẽ phải cân nhắc nâng lãi suất điều hành để hỗ trợ đồng VND và bổ sung dự trữ. Ngoài ra, đồng VND suy yếu có thể làm tình trạng thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc so tài thiết kế thẻ đen giữa các ngân hàng Việt

Cuộc so tài thiết kế thẻ đen giữa các ngân hàng Việt

Để phục vụ cho nhu cầu của tập khách hàng ưu tiên, các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp cần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thẩm mỹ đến chất lượng, vừa mang đến cho khách hàng những đặc quyền ấn tượng, vừa đảm bảo sự bảo mật và chỉn chu trong mọi dịch vụ…

Trải nghiệm làm "thượng đế" trong phòng chờ sân bay của ngân hàng

Trải nghiệm làm "thượng đế" trong phòng chờ sân bay của ngân hàng

Các ngân hàng đang bước vào cuộc đua khốc liệt trong việc nâng cao dịch vụ chăm sóc khách VIP và phòng chờ sân bay trở thành điểm nhấn. Không chỉ là nơi nghỉ ngơi tiện nghi, những phòng chờ này còn phản ánh sự khác biệt và cam kết phục vụ tận tâm của mỗi ngân hàng đối với khách hàng...

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100 triệu đồng, đối với tổ chức tối đa là 200 triệu đồng...

Ngân hàng rốt ráo phát hành trái phiếu cuối năm

Ngân hàng rốt ráo phát hành trái phiếu cuối năm

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng cải thiện rõ nét và nhu cầu vay vốn đang dần phục hồi, hàng loạt ngân hàng công bố thành công trong việc phát hành trái phiếu, huy động hàng nghìn tỷ đồng...