TPBank muốn tăng vốn điều lệ lên gần 11.717 tỷ đồng

Với việc phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, TPBank dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng lên gần 11.717 tỷ đồng.
TPBank muốn tăng vốn điều lệ lên gần 11.717 tỷ đồng

Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) đã thống nhất phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 thông qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ. 

Theo đó, TPBank dự kiến phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Qua đó, tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng lên gần 11.717 tỷ đồng.

Số cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm đối với nhà đầu tư chiến lược và một năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Với số vốn tăng thêm là 1.000 tỷ đồng, TPBank dự kiến đầu tư vào cơ sở vật chất, phát triển hệ thống công nghệ và mở rộng mạng lưới; đồng thời bổ sung nguồn vốn hoạt động, vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn...

Trong năm nay, ngân hàng kế hoạch không chia cổ tức mà sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tại ĐHĐCĐ vừa qua, Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, năm 2021, TPBank lên kế hoạch tổng tài sản đạt 250 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm nay. Tổng huy động dự kiến đạt 221,9 nghìn tỷ đồng, tăng 20%. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá ước đạt 172 nghìn tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác ước đạt 49,9 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Cập nhật kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm, đến cuối tháng 3/2021, tổng tài sản của TPBank tăng 22,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Huy động trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng, tăng 36,1%. Tốc độ tăng trưởng nhanh về tổng tài sản và huy động đã củng cố thêm nền tảng vốn cho ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh mở rộng.

Tính đến 31/3/2021, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt hơn 138 nghìn tỷ, tăng 24,36% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động đạt xấp xỉ 2.800 tỷ đồng, tăng 15,17% so với quý 1/2020.

Kết thúc 3 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.422 tỷ đồng, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, với kết quả đạt được trong quý 1, ngân hàng đã hoàn thành 24,5% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.

Với kết quả kinh doanh trên, TPBank thuộc nhóm ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao nhất hệ thống với ROA đạt 2,16%, ROE đạt 26,24%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm từ 39,69% cuối năm 2020 xuống còn 35,2%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…