Dù chịu nhiều áp lực từ đại dịch nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn đạt 10,14%

Theo thông tin tại Họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Dù chịu nhiều áp lực từ đại dịch nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn đạt 10,14%

Báo cáo tại họp báo, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tính đến 18/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 12,83% so với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ năm 2019. Thanh khoản hệ thống được thông suốt.

NHNN Việt Nam là một trong những ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực. Cụ thể tổng mức giảm lãi suất điều hành tới 1,5 - 2 điểm %, giảm 0,6 - 1 điểm % trần lãi suất tiền gửi, giảm 1,5 điểm % trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1 điểm %/năm so với cuối năm 2019.

Trong những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, NHNN đã chủ động điều hành hợp lí tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ hấp thụ vốn của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

Tính đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với dư nợ gần 355.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi suất cho gần 590.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng. Cùng với đó là chương trình miễn giảm phí dịch vụ thanh toán ước giảm 1.004 tỷ đồng sau hai đợt giảm phí.

Về nợ xấu, NHNN cho biết đến cuối tháng 10/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vượt 2%, nhưng đây là tất yếu khách quan và thể hiện nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

Về điều hành tỷ giá, NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đổi kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới.

Nối tiếp những thành quả đã đạt được, năm 2021, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ (đặc biệt là lãi suất, tỷ giá) chủ động, linh hoạt phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.

Cùng với đó, chỉ đạo TCTD tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Phía Ngân hàng Nhà nước cho hay sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng.

Cơ quan này sẽ xây dựng, trình Chính phủ Đề án tổng thể cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2021 2025 và chỉ đạo các TCTD chủ động xây dựng phương án cơ cấu lại của tổ chức mình để sớm triển khai trong thời gian tới.

Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng, triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn tới, trong đó tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ TTKDTM.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...