Dù không có quy hoạch, Ninh Bình vẫn “xin” Thủ tướng xây sân bay bằng vốn tư nhân

Mục tiêu đề xuất xây dựng sân bay Ninh Bình, theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thu Hà, là để phục vụ du khách trong và ngoài nước đến Ninh Bình tham quan, du lịch.
Dù không có quy hoạch, Ninh Bình vẫn “xin” Thủ tướng xây sân bay bằng vốn tư nhân

Mới đây, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ủy Ninh Bình đã đề nghị cho bổ sung một vị trí sân bay tại Ninh Bình. Đưa sân bay Ninh Bình vào quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Theo đó, thời gian thực hiện xây dựng sân bay dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025 bằng nguồn vốn đầu tư tư nhân, Nhà nước chỉ bỏ ngân sách đầu tư hạ tầng kết nối sân bay.

Sân bay Ninh Bình quy mô dự kiến cấp 4C, tiếp nhận được các loại máy bay A320, A321 có giảm tải hoặc các loại máy bay tương đương, địa điểm xây dựng dự kiến tại huyện Yên Khánh hoặc huyện Kim Sơn.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà, mục tiêu đề xuất xây dựng sân bay Ninh Bình là để phục vụ du khách trong và ngoài nước đến Ninh Bình tham quan, du lịch.

Tỉnh ủy Ninh Bình dự báo đến năm 2025 tỉnh sẽ đón 8 - 9 triệu lượt khách, trong đó có 2,5 triệu khách quốc tế.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Ninh Bình cũng kiến nghị Thủ tướng đồng ý thông qua chủ trương giao cho tỉnh lập đề án dừng hoạt động Nhà máy Nhiệt điện than Ninh Bình (quy mô công suất khoảng 100 MW), đồng thời di dời trạm biến áp 220kV ra khỏi TP Ninh Bình.

Nhà máy Nhiệt điện than Ninh Bình được xây dựng từ năm 1971, hòa lưới điện quốc gia vào năm 1974 với công suất 100MW.

Thời gian vừa qua, nhiều tỉnh, thành cũng đề xuất quy hoạch, đầu tư xây sân bay mới như Hoà Bình, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận…

Hiện cả nước có 22 sân bay đang hoạt động, trong đó có 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Theo quy hoạch phát triển sân bay tới năm 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, tới năm 2020 có 23 sân bay, tới năm 2030 có 28 sân bay. Ngoài các sân bay hiện có, sẽ đầu tư thêm các sân bay gồm: Long Thành (Đồng Nai), Nà Sản (Sơn La), Lai Châu, Sapa (Lào Cai), Quảng Trị, Phan Thiết.

Với dự thảo Quy hoạch mới tới năm 2030, định hướng 2050, Cục Hàng không đề xuất, tới năm 2030 chỉ phát triển 26 sân bay (giảm 2 sân bay so với quy hoạch hiện hành). Theo đó, giai đoạn này chỉ xây dựng 4 trong 6 sân bay đã được Quy hoạch trước đó, tạm thời lùi thực hiện sân bay Nà Sản và Lai Châu cho giai đoạn sau năm 2030.

Định hướng đến năm 2050, sẽ phát triển lên 30 sân bay. Khi đó mới triển khai tới sân bay Nà Sản, Lai Châu, bổ sung thêm sân bay Cao Bằng và sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...