Dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng

Tại Báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, theo đánh giá sơ bộ, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng với dịch Covid-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng

Trong đó, ngành kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng là nhóm có nhiều dư nợ bị ảnh hưởng nhất với 548.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ.

Nhóm công nghiệp chế biến-chế tạo với dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng dư nợ, trong đó ngành chế biến thực phẩm, đồ uống bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ có 169.000 dư nợ bị ảnh hưởng chiếm 2% tổng dư nợ. Nhóm nông lâm nghiệp và thủy sản có số dư nợ bị ảnh hưởng là 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9% dư nợ nền kinh tế tập trung vào các ngành hàng rau quả, thủy sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu.

Nhóm kinh doanh bất động sản có 145.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,75%; Nhóm vận tải có 139.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,68%; Nhóm các dự án BOT, BT có 110.000 tỷ đồng bị ảnh hưởng, chiếm 1,35% tổng dư nợ,...

Dư nợ tín dụng (tính đến thời điểm này) đã tăng gấp 2 lần so với ước tính cách đây 1 tháng của ngành ngân hàng.

Cũng theo báo cáo của NHNN, tín dụng quý I/2020 tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, đến ngày 31/3/2020, dư nợ tín dụng đạt 8,3 triệu tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 3,19%). Tuy vậy, nhịp độ tăng từng tháng có xu hướng cải thiện (tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07% và tháng 3 tăng 1,1%).

NHNN cho hay dù các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đưa ra nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi (giảm 2% - 2,5%) có quy mô lớn nhưng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng có xu hướng giảm dẫn tới việc rút vốn của khách hàng còn hạn chế.

“Bất luận trong tình huống nào, NHNN cũng sẽ điều hành hệ thống ngân hàng cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế”, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định.

Bên cạnh điều hành lãi suất, tín dụng, nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành ngân hàng thời gian qua là kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô. Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, thời gian qua, NHNN đã có nhiều giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, điều hành linh hoạt công cụ chính sách tiền tệ để duy trì ổn định vĩ mô. Cụ thể, NHNN đã tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Riêng về tỷ giá, Thống đốc khẳng định, thời gian qua, NHNN đã chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với diễn biến trong nước và quốc tế. Trong 3 tháng đầu năm nay, tỷ giá được duy trì ổn định, mức biến động chỉ 1,3-15%, thấp hơn rất nhiều so với biến động của khu vực và thế giới dù chưa hề phải tung dự trữ ngoại hối ra can thiệp. Đặc biệt, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống được ổn định và tất cả nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng.

Trong thời gian tới, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục tập trung điều hành chính sách chủ động, linh hoạt hơn nữa để tạo nền tảng kinh tế vĩ mô tốt, bởi đây chính là yếu tố then chốt để tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Đây cũng là nền tảng then chốt để nền kinh tế có thể phục hồi mạnh hơn sau dịch bệnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...