Cần chuyển hoạt động tín dụng tiêu dùng thành chính thức

Để tín dụng tiêu dùng hiệu quả, phát huy tối đa vai trò đối với nền kinh tế cần nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý để chuyển những hoạt động này từ phi chính thức thành chính thứ
Cần chuyển hoạt động tín dụng tiêu dùng thành chính thức

Đây là một trong những ý kiến của các chuyên gia dành cho câu hỏi làm sao để mở rộng được thị trường tín dụng nói chung, tín dụng tiêu dùng nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân nhằm “giải cứu” những đối tượng này khỏi tín dụng “đen”.

Trong 5 năm gần đây, với đặc tính không có tài sản thế chấp, thủ tục nhanh gọn, đảm bảo được tính an toàn cho người vay các khoản vay tiêu dùng của ngân hàng và công ty tài chính đã phần nào có thể thay thế được tín dụng đen.

Tuy nhiên, với thị trường 60 triệu dân sống tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì sự hiện diện của hệ thống tín dụng chính thức vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu, cộng với tâm lý e ngại của người dân tiếp xúc với kênh tín dụng chính thức nên tín dụng đen vẫn là kênh cung cấp vốn chủ yếu. 

Trong khi đó, theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với tốc độ tăng bình quân khoảng 50 - 65% mỗi năm và dự báo chiếm từ 18-20% tổng dư nợ toàn nền xã hội năm 2019, thị trường tín dụng tiêu dùng được đánh giá là tiềm năng và sẽ thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo đó, để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế cần có những giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm giải quyết tận gốc về Cung – Cầu về vốn. Bên cạnh đó cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý các hoạt động tín dụng cả khu vực chính thức và phi chính thức để giảm thiểu tác động tiêu cực của những hành vi đòi nợ phản đạo đức trong thời gian vừa qua của cả các công ty tài chính và tổ chức tín dụng đen; Tổ chức lại hoạt động của hệ thống ngân hàng chính sách, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân theo cả hướng mở rộng quy mô lẫn nâng cao chất lượng để các loại hình tổ chức này hoạt động hiệu quả và an toàn.

Bên cạnh đó, cần mở "room" cho tín dụng tiêu dùng, đồng thời không nên hạn chế khoản vay ở mức 100 triệu đồng như Thông tư 43 quy định. Thậm chí bà Linh cho rằng có thể áp dụng tỷ lệ % của Vốn tự có của Công ty tài chính, tương tự với tỷ lệ quy định giới hạn cấp tín dụng trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN, như thế sẽ phù hợp hơn cả về quản lý an toàn hoạt động của Công ty tài chính, cũng như nâng cao tính phù hợp của số tiền tối đa có thể cho vay với nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên,  cũng có ý kiến cho rằng về cơ bản, mở rộng tín dụng tiêu dùng có thể hạn chế được phần nào tín dụng đen nhưng cũng không nên quá kỳ vọng. Bởi tín dụng tiêu dùng và tín dụng đen có những lãnh địa riêng. Tín dụng đen có lãnh địa riêng, chiếm lĩnh những phân khúc mà tín dụng tiêu dùng chính thức khó có thể hướng tới, đó là các khoản vay nhỏ, có kỳ hạn cực ngắn, nhiều người đi vay có độ rủi ro rất cao như những người chơi lô đề hay các cược bóng đá … Và để giải quyết, đẩy lùi tín dụng đen thì cần chú trọng thêm ở góc độ này.

Mới đây, NHNN cũng đã có văn bản số 1783/NHNN-TD về việc phối hợp triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Theo văn bản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong quá trình thực hiện cho vay các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cho vay phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng thời, các tỉnh, thành phố phối hợp với ngành ngân hàng đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, đặc biệt chính quyền cấp xã, phường, thôn, bản phối hợp với ngành ngân hàng hỗ trợ người dân tiếp cận các chương trình tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; hỗ trợ ngành ngân hàng trong quá trình xác minh nhu cầu vốn tiêu dùng chính đáng, cấp bách của người dân nhằm hạn chế người dân tìm đến các nguồn vốn không chính thức.

 >> NHNN triển khai mở rộng tín dụng, hạn chế tín dụng đen

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...