Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Dài, hoành tráng như bài văn mẫu?

Ông Phan Đăng Tuất - Phó chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhận xét: “Tôi buồn vì nhận thấy dự luật này như một loại văn mẫu làm cho có. Luật dài, hoành tráng nhưng nếu được ban hành, cũng
Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Dài, hoành tráng như bài văn mẫu?

Tại hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Dự án luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 13/4, ông Phan Đăng Tuất - Phó chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhận xét: “Tôi buồn vì nhận thấy dự luật này như một loại văn mẫu làm cho có. Luật dài, hoành tráng nhưng nếu được ban hành, cũng khó đi vào đời sống".

Ông Tuất cho biết, dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ôm đồm quá nhiều loại hỗ trợ. Cụ thể, với 7 mục hỗ trợ từ tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất, ươm mầm công nghệ, mở rộng thị trường, thông tin và tư vấn cho tới hỗ trợ nguồn nhân lực, đây như 7 món "lẩu thập cẩm".

"Phó chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho biết, đọc dự thảo này khiến ông chợt nhớ tới luật 8 chữ của Park Chung Hee cuối thập niên 1960 thế kỷ XX.

Luật 8 chữ của Park Chung Hee chỉ ghi “Cấm doanh nghiệp lớn làm chi tiết nhỏ”. Cùng với đó, Luật được ban hành với danh sách 350 chi tiết nhỏ mà các tập đoàn lớn không được phép làm. Các tập đoàn lớn như Samsung, Hyundai, Deawooo sau đó buộc phải để các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào quá trình chế tạo, sản xuất.

"Hàng vạn doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc đã ra đời sau đó và đảm nhận những khâu chế tạo các linh kiện nhỏ ở tầm công nghệ cao", ông Tuất nói.

Ông Tuất cũng cho biết cần xem xét lại chữ "hỗ trợ" trong tên gọi của luật này. "Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được bảo vệ để làm ăn chính đáng thay vì hỗ trợ những thứ không cần hỗ trợ", ông Tuất nói và cho rằng, các doanh nghiệp luôn mong muốn kinh doanh trong môi trường lành mạnh, bình đẳng, sòng phẳng.

Cũng theo vị này, hiện nay trong công cuộc hội nhập thương mại toàn cầu rất "kị" từ "hỗ trợ". Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đều có điều khoản yêu cầu cạnh tranh lành mạnh, tránh hỗ trợ.

"Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang bị thương lái Trung Quốc dùng đủ mọi trò để ép giá, bị cạnh tranh bất chính và bị 'hành là chính' ngay trên đất nước mình. Họ cần được bảo vệ hơn là hỗ trợ", ông Tuất nói.

Góp ý cho dự thảo Luật, luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng dự án Luật đang hỗ trợ đối tượng quá rộng. Cần xem xét bỏ việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa, chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong đó có các hộ kinh doanh.

Còn theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may đặt vấn đề thế nào là doanh nghiệp nhỏ. "Quy định lao động dưới 300, tiêu chí mức vốn dưới 100 tỷ đồng vậy đây là vốn điều lệ hay vốn tổng tài sản trên báo cáo tài chính Nhiều doanh nghiệp vốn 5 tỷ nhưng lại hàng nghìn lao động thì xác định thế nào?", ông Giang đặt vấn đề.

Theo N.Manh/Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…