Dự thảo Nghị định về quản lý kinh doanh đa cấp: Có hết loạn?

Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

Sáng ngày 28/7, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến doanh nghiệp về “Dự thảo nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức.

Tham dự buổi Tọa đàm có Phó Cục trưởng - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương - Trịnh Anh Tuấn; Cùng đại diện các ban, ngành của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC).

Phó Cục trưởng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương Trịnh Anh Tuấn tham dự tọa đàm
Phó Cục trưởng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương Trịnh Anh Tuấn tham dự tọa đàm

Hiện tại, Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

Báo cáo tham luận tại buổi Tọa đàm, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết: Nội dung sẽ tập trung thảo thuận 06 nhóm vấn đề lớn: Quy định mới về bảo trợ quốc tế; Yêu cầu Hoa hồng cá nhân tối thiểu 20%; Điều kiện mới áp dụng cho người đại diện tại địa phương; Quy định về hội nghị, hội thảo về bán hàng đa cấp; Điều kiện vận hành hệ thống quản lý Người Tham gia BHĐC và đề xuất áp dụng hợp đồng điện tử dành cho Người tham gia BHĐC.

Đồng thời Dự thảo bổ sung điều kiện đăng ký hoạt động BHĐC với nhà đầu tư nước ngoài; Sửa đổi quy định về đăng ký hoạt động tại địa phương; Bổ sung quy định về tỷ lệ hoa hồng trên doanh số cá nhân; bổ sung quy định quản lý hoạt động bảo trợ quốc tế…

Toàn cảnh buổi tọa đàm trực tuyến về “Dự thảo nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp”
Toàn cảnh buổi tọa đàm trực tuyến về “Dự thảo nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp”

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đánh giá cao sự cởi mở và nỗ lực của cơ quan soạn thảo trong việc tổ chức hàng loạt các tọa đàm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp BHĐC được trình bày các khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất các giải pháp một mặt đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, mặt khác không tạo ra các rào cản hạn chế sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp cũng như của ngành bán hàng trực tiếp của Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tọa đàm ông Võ Đan Mạch – Tổng Thư ký Hiệp hội Đa cấp chia sẻ: Toàn thể các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội luôn nâng cao ý thức tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Nghị định 40, hướng tới sự minh bạch và phát triển bền vững.

Cùng với đó, nhờ sự quyết liệt của Bộ Công Thương và các sở Công Thương trong công tác quản lý và giám sát, hoạt động bán hàng đa cấp đã đi vào ổn định, minh bạch và hiệu quả hơn rất nhiều. Số lượng doanh nghiệp hoạt động đã giảm mạnh, từ hơn 60 doanh nghiệp năm 2018, đến giờ chỉ còn hơn 20 doanh nghiệp, trong đó có 04 doanh nghiệp mới được cấp phép.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 40 cần xét tới thực tế này để vừa tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển minh bạch, bền vững của ngành, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.  

Ông Võ Đan Mạch còn cho biết thêm: Chúng tôi sẽ có văn bản góp ý chi tiết gửi tới Bộ Công Thương ngay sau Tọa đàm này. Hiệp hội kiến nghị Ban soạn thảo xem xét cẩn trọng về sự cần thiết của các quy định mới này, trên cơ sở vừa đảm bảo hiệu quả quản lý, vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp khi hoàn thiện dự thảo Nghị định trình lên Chính phủ.

Tại phiên thảo luận, nhiều Doanh nghiệp góp ý, mong muốn ban soạn thảo tổng hợp ý kiến và đưa ra các giải pháp tối ưu cho việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp: Bổ sung Khoản 1 và 2 Điều 48a. Bảo trợ quốc tế; Thay vì bổ sung Khoản 2 vào Điều 43, đề xuất “Bổ sung quy định tại Điều 48 về Hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác; Bổ sung Khoản 13 Điều 40 về trách nhiệm của doanh nghiệp; Bổ sung khái niệm Khách hàng tiêu dùng tại Điều 3; Bổ sung điều khoản chuyển tiếp; Điều chỉnh định nghĩa về hội nghị, hội thảo BHĐC…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...