Đường sắt cần 8.000 tỷ thay thế đầu máy, toa xe hết niên hạn sử dụng

Theo tính toán của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đến năm 2025 đường sắt cần khoảng cần 8.000 tỷ đồng để bổ sung 60 đầu máy, hơn 500 toa xe...

Theo số liệu thống kê của ngành đường sắt, tính đến đầu năm 2022, toàn ngành đang khai thác 258 đầu máy, 980 toa xe khách và 4.318 toa xe hàng. 

Đáng chú ý, số đầu máy, toa xe này đang dần hết niên hạn sử dụng.

Cụ thể, Luật Đường sắt 2017 ghi rõ phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác phải còn niên hạn sử dụng. Nghị định 65/2018 quy định niên hạn sử dụng đối với đầu máy, toa xe chở khách không quá 40 năm; đối với toa xe chở hàng không quá 45 năm.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65, cho phép kéo dài lộ trình thực hiện niên hạn phương tiện giao thông đường sắt (đầu máy, toa xe) đến năm 2025.

Cụ thể, các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31/12/2018 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2023. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2019 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2024. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2025 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2025. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2026 không được kéo dài thời gian hoạt động.

Đường sắt cần 8.000 tỷ thay thế đầu máy, toa xe
Hết 2025, 1/3 số đầu máy, toa xe tại Việt Nam hết niên hạn sử dụng

Tuy nhiên, chiếu theo các quy định này, đến ngày 1/1/2024 sẽ có 38 đầu máy, 74 toa xe khách, 391 toa xe hàng hết niên hạn. Từ ngày 1/1/2025 sẽ có thêm 18 đầu máy, 50 toa xe khách hết niên nạn. Và đến 1/1/2026, có thêm 58 đầu máy, 44 toa xe khách và 1.081 toa xe hàng hết niên hạn.

Theo VNR số đầu máy, toa xe hết niên hạn cần phải loại bỏ theo quy định niên hạn phương tiện đường sắt chiếm khoảng 30% tổng số thiết bị hiện của của VNR. Để thay thế hết số này cần khoảng 8.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện nguồn vốn để thực hiện thay thế các đầu máy, toa xe này vẫn chưa được xác định.

Lãnh đạo VNR khẳng định, việc huy động số vốn rất lớn để đầu tư đóng mới thay thế số phương tiện hết niên hạn như vậy là không khả thi trong tình hình sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn hiện nay.

Năm 2022, VNR đạt kết quả kinh doanh khả quan so với dự tính khi đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 7.718 tỷ đồng (tăng gần 14% so với cùng năm trước), lỗ sau thuế 130 tỷ đồng (vượt 75% so với cùng kỳ). Vận tải hàng hóa năm qua đạt hơn 5,7 triệu tấn, vận tải hành khách đạt hơn 4,5 triệu lượt. Doanh thu vận tải đạt hơn 3.702 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, VNR đạt kết quả kinh doanh khả quan so với dự tính khi đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 7.718 tỷ đồng (tăng gần 14% so với cùng năm trước), lỗ sau thuế 130 tỷ đồng (vượt 75% so với cùng kỳ). Vận tải hàng hóa năm qua đạt hơn 5,7 triệu tấn, vận tải hành khách đạt hơn 4,5 triệu lượt. Doanh thu vận tải đạt hơn 3.702 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.

Đường sắt cần 8.000 tỷ thay thế đầu máy, toa xe hết niên hạn sử dụng ảnh 2

Thêm vào đó, theo chiến lược phát triển xanh đã được Chính phủ ban hành, mục tiêu đến năm 2050, các đầu máy sẽ chuyển sang chạy điện. Do đó đầu tư mua mới các đầu máy diesel vào thời điểm này cũng chi khai thác thêm 20 năm.

Do đó, VNR đề xuất kéo dài thời gian sử dụng số toa xe cũ bằng cách bỏ quy định về niên hạn phương tiện giao thông đường sắt trong Luật Đường sắt.

Theo Bộ Giao thông vận tải, những kiến nghị trên của VNR cần Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng.

Về quan điểm của Bộ Giao thông vận tải, nếu kéo dài thời gian sử dụng các đầu máy, toa xe thì VNR cần chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác đảm bảo an toàn đối với các đầu máy, toa xe sử dụng trên đường sắt quốc gia.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm