Fitch Ratings: Nợ quá hạn sẽ còn tăng mạnh hơn nữa

Fitch Ratings cho biết, các khoản nợ quá hạn trong quý I/2020 đã tăng 45% so với cuối năm 2019 và các khoản nợ này dự kiến sẽ còn tăng mạnh hơn nữa khi triển vọng kinh tế vẫn ảm đạm do nhu cầu toàn cầu yếu.
Fitch Ratings: Nợ quá hạn sẽ còn tăng mạnh hơn nữa

Nhận định này được hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đưa ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng tại Việt Nam đang tham gia vào quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid -19.

Hoạt động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng mà không giới hạn ngành nghề, loại hình theo quy định của Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ làm gia tăng các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trước đó, tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp hôm 9-5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết đến tính đến ngày 8/5, hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215.000 khách hàng với dư nợ khoảng 130.000 tỷ đồng. Đồng thời, các ngân hàng đã miễn, giảm và hạ lãi suất cho 260.000 khách hàng với dư nợ 1,08 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt khoảng 630.000 tỷ đồng cho khoảng 182.000 khách hàng. Mức lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch; miễn, giảm phí thanh toán khoảng 1.004 tỷ đồng.

Fitch cho rằng, gần 5 triệu người, tương đương gần 10% dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch dẫn tới mất việc làm. Điều này báo hiệu rủi ro suy giảm các khoản cho vay bán lẻ - vốn đóng góp tới 40% trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng (gần gấp đôi so với tỷ trọng 23% hồi cuối năm 2014).

Những khoản vay này chủ yếu bao gồm các khoản thế chấp và cho vay kinh doanh cá nhân được đảm bảo bằng tài sản. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ có thể bị kéo dài và gặp cản trở bởi các quy định còn chưa hoàn thiện và cần phải tiếp tục sửa đổi.

Ngoài ra, những căng thẳng trong chất lượng tín dụng ngày càng gia tăng trong hệ thống ngân hàng còn có thể dẫn đến chất lượng lợi nhuận yếu đi và làm tăng rủi ro suy giảm vốn khi chi phí tín dụng tăng. Giống như nhiều ngân hàng trong khu vực, một số ngân hàng Việt Nam đã áp dụng các biện pháp ưu tiên để tăng cường các khoản dự phòng tổn thất nhằm bảo vệ bảng cân đối kế toán ngay cả khi nhiều quy định được nới lỏng, cho phép giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay chịu ảnh hưởng bởi sự bùng phát của Covid-19.

Nếu tiếp tục bổ sung dự phòng cho những khoản vay yếu mới, Fitch Ratings ước tính rằng các ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt vốn lên tới 2,5 tỷ USD để đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHNN theo chuẩn Basel II là 8%, trong đó các ngân hàng quốc doanh sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vốn lớn nhất.

Nếu xét trên toàn hệ thống, tình trạng thiếu vốn sẽ cao hơn nhiều, vì các ngân hàng được Fitch xếp hạng - là những ngân hàng mạnh trong hệ thống - chỉ chiếm 27% tổng các khoản cho vay trong toàn ngành.

Tuy vậy, Tổ chức xếp hạng tín dụng này cũng cho rằng, tác động của đại dịch Covid-19 đối với lợi nhuận của các ngân hàng sẽ ở mức vừa phải, vì các ngân hàng có thể tận dụng sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước để giảm sự biến động thu nhập trong trường hợp căng thẳng trở nên rõ rệt hơn. Một số ngân hàng có thể bán nợ xấu cho VAMC, để khấu hao chi phí dự phòng trong vòng 5 năm, hạn chế tác động hơn nữa trong ngắn hạn đối với thu nhập.

Fitch Ratings cũng chỉ ra rằng, những tác động cuối cùng về chất lượng tài sản và lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, Tổ chức này tin rằng Việt Nam có thể phục hồi lại nền kinh tế. Theo kịch bản này, sự suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn. Fitch Ratings có thể điều chỉnh lại triển vọng của ngành và xếp hạng trở lại ổn định, thay vì mức tiêu cực hiện nay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...