FLC Faros đề xuất chủ trương sáp nhập vào GAB

CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) vừa gửi công văn cho CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC (mã: GAB) đề xuất chủ trương sáp nhập hai doanh nghiệp theo kế hoạch của Hội đồng quản trị (HĐQT).
FLC Faros đề xuất chủ trương sáp nhập vào GAB

Ngày 1/4, HĐQT Công ty FLC Faros đã họp bàn về các vấn đề liên quan tới thay đổi kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn 2020 - 2025, tái cơ cấu lại ngành, nghề kinh doanh chủ yếu và sắp xếp lại một cách toàn diện hoạt động kinh doanh của công ty. Nội dung đáng chú ý là việc FLC Faros sáp nhập vào GAB sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên một cách toàn diện nhất.

Trong khi đó, FLC Faros hiện là tổng thầu nhiều dự án lớn của FLC trên khắp cả nước. Ngoài việc là tổng thầu thi công, doanh nghiệp này cũng được biết tới với vai trò là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn.

Còn GAB là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Theo nội dung ĐHĐCĐ bất thường diễn ra gần đây, cơ cấu ngành nghề của GAB được mở rộng hoạt động sang nhiều ngành nghề kinh doanh mới như quản lý tài sản, du lịch – nghỉ dưỡng, kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản, năng lượng tái tạo, vận tải hành khách hàng không và vận tải hàng hóa hàng không…

Trước đó, đầu tháng 3/2020, CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (mã AMD) cũng đã ban hành nghị quyết về việc thông qua chủ trương sáp nhập vào GAB.

Theo nghị quyết này của FLC Stone, HĐQT FLC Stone giao Ban Tổng Giám đốc công ty triển khai tổ chức thẩm định giá, lập phương án chi tiết về việc sáp nhập, đàm phán với các bên liên quan để chuẩn bị dự thảo Hợp đồng sáp nhập và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và tài liệu có liên quan khác báo cáo HĐQT để trình ĐHĐCĐ phê duyệt tại kỳ họp thường niên năm 2020 sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...