F&N ghi nhận khoản lãi hơn 20.000 tỷ đồng nhờ Vinamilk

Nhờ việc hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu cho khoản đầu tư tại Vinamilk đã mang về cho F&N khoản lợi nhuận khác 1,26 tỷ đôla Singapore (SGD), tương đương 20.973 tỷ đồng.
F&N ghi nhận khoản lãi hơn 20.000 tỷ đồng nhờ Vinamilk

Theo BCTC hợp nhất của Fraser & Neave - tập đoàn đồ uống Singapore do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, khoản thu nhập bất thường từ đánh giá lại khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) đã khiến chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trong quý 3 của niên độ tài chính kết thúc ngày 31/10/2017 diễn tiến đối nghịch nhau.

Cụ thể, doanh thu bán hàng đạt hơn 483 triệu đôla Singapore (SGD), tương đương khoảng 8.051 tỷ đồng và giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sữa tiếp tục là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn với hơn 57%, tiếp đến là nước giải khát và in ấn.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn được cải thiện đáng kể, đạt hơn 78 triệu SGD (tương đương 1.303 tỷ đồng). Trong đó, thị trường Việt Nam chiếm đến 73%, gấp 3 lần năm ngoái và áp đảo hoàn toàn hai thị trường chủ lực là Thái Lan và Malaysia.

Đáng chú ý là lợi nhuận ròng trong kỳ báo cáo này đạt xấp xỉ 1,26 tỷ SGD (tương đương 20.973 tỷ đồng), tăng đột biến so với mức 38 triệu SGD của cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu cho khoản đầu tư tại Vinamilk mang về cho F&N khoản lợi nhuận gần 1,2 tỷ SGD (tương đương 20.060 tỷ đồng) nhờ khoản tiền cổ tức vào cuối tháng 5 và giá cổ phiếu VNM tăng mạnh lên mức 157.600 đồng một cổ phiếu tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Dự kiến trong quý cuối của niên độ tài chính 2017, F&N sẽ ghi nhận thêm 460 tỷ đồng từ việc Vinamilk tạm ứng cổ tức đợt một với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt.

Giải trình báo cáo tài chính cho thấy, việc hạch toán được thực hiện sau khi tập đoàn nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp dẫn đầu thị phần sữa Việt Nam lên 18,74%, thông qua hai tổ chức là F&N Dairy Investments và F&NBev Manufacturing.

Cuối năm 2016, thông qua hai tổ chức là F&N Dairy Investments và F&Nbev Manufacturing, F&N đã chi gần 500 triệu USD để mua thêm 5,4% vốn của Vinamilk.

Mức giá mua vào tại thời điểm đó cao hơn so với thị trường gần 7%. Hiện, F&N Dairy Investments là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk và là cổ đông lớn thứ 2 chỉ sau SCIC.

>> SCIC dự kiến thu gần 7.000 tỷ đồng đợt thoái tiếp 48,33 triệu cổ phiếu Vinamilk

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...