Forbes: Còn nhiều câu hỏi xung quanh việc định giá tài sản ông Trịnh Văn Quyết

Sở hữu khối tài sản gần 2 tỷ USD trên sàn chứng khoán, nhưng Forbes vẫn không xếp ông Trịnh Văn Quyết vào danh sách tỷ phú USD thế giới.
Forbes: Còn nhiều câu hỏi xung quanh việc định giá tài sản ông Trịnh Văn Quyết

Ngày 6/3, tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ đã công bố danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2018. Ngoài ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Việt Nam có thêm 2 tỷ phú USD mới được tạp chí này công nhận, đó là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Ôtô Trường Hải, và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát (Hoà Phát Group).

Mặc dù sở hữu khối tài sản gần 2 tỷ USD nhưng ông Trịnh Văn Quyết đã không xuất hiện trong bảng danh sách tỷ phú USD của Forbes.

"Tạp chí này lý giải lý do không đưa ông Trịnh Văn Quyết vào danh sách là chưa hoàn toàn chắc chắn về định giá tài sản của ông Quyết và còn nhiều câu hỏi xung quanh việc định giá nên Forbes quyết định một lần nữa không xếp hạng ông chủ của FLC.

Trước đó vào năm 2017, Forbes cũng đã không xếp hạng tỷ phú USD với ông Trịnh Văn Quyết với lý do đang tiếp tục theo dõi khối tài sản của ông Quyết.

Để có tên trong danh sách năm nay, phương pháp được Forbes lựa chọn để đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 9/2/2018. Ngoài ra, Forbes cũng đánh giá nhiều tài sản khác bao gồm sở hữu tại các công ty riêng, bất động sản, các tác phẩm nghệ thuật, du thuyền và nhiều loại tài sản khác. Tuy nhiên Forbes cũng thừa nhận “không biết hết sổ sách cá nhân của các tỷ phú, dù một số có cung cấp”. Do đó, khi không có giấy tờ làm căn cứ, đơn vị này sẽ trừ vào tài sản ước tính.

Ngoài các tiêu chí định lượng về số cổ phần và giá cổ phiếu, Forbes cũng cho biết các phóng viên của tạp chí này trong năm sẽ đến gặp và phỏng vấn các ứng viên trong danh sách tỷ phú, cùng những người có liên quan như nhân viên, đối thủ, luật sư và các chuyên viên phân tích từ các công ty chứng khoán. 

Forbes cũng theo dõi những thỏa thuận mua bán tài sản, chuyển nhượng bất động sản, mua sắm các tác phẩm nghệ thuật của các ứng cử viên. Những việc này giúp xác định tính hợp lý của việc định giá tài sản.

Thực tế, khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết mới chỉ vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ cuối tháng 10/2016. Khối tài sản khổng lồ của ông chủ FLC cũng biến động rất thất thường, bởi hơn 98% khối tài sản này phụ thuộc vào biến động của thị giá cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.

Trong suốt thời gian qua, con đường phát triển quá nhanh chóng của Tập đoàn FLC đã khiến nhiều người đặt câu hỏi.

>> Ông Trịnh Văn Quyết: “Năm 2018, VN-Index tiến đến mốc 2.000 điểm là có thể xảy ra”

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...