FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa chứng kiến một sự thay đổi đáng chú ý trong danh mục của bộ chỉ số FTSE Vietnam 30 Index. Cụ thể, theo danh mục cập nhật của Fubon ETF vào ngày 24/3/2025, cổ phiếu DIG đã chính thức bị loại khỏi rổ chỉ số, nhường chỗ cho mã VPI (Văn Phú Invest) với số lượng nắm giữ 2 triệu đơn vị, tương đương tỷ trọng 0,82%.

Sự thay đổi này không gây nhiều bất ngờ khi trước đó, các công ty chứng khoán đã đưa ra dự báo tương tự. Đơn cử, BSC Research từng nhận định FTSE Vietnam 30 Index sẽ bổ sung VPI vào danh mục và loại bỏ DIG.

Hay chứng khoán DSC cũng từng dự báo, quỹ ETF Fubon FTSE Vietnam sẽ mua vào khoảng 3,6 triệu cổ phiếu VPI và bán ra khoảng 7,4 triệu cổ phiếu DIG trong ngày cơ cấu 21/3/2025. Ngoài ra, quỹ cũng có thể bán mạnh cổ phiếu HPG với khối lượng 6,1 triệu cổ phiếu. Diễn biến này phản ánh xu hướng đánh giá lại tiềm năng của các cổ phiếu trong rổ chỉ số, vốn là yếu tố tác động mạnh đến dòng tiền từ các quỹ ETF.

Phiên giao dịch ngày 21/3 vừa qua cũng đánh dấu thời điểm hoàn tất cơ cấu danh mục của các quỹ ETF tham chiếu theo FTSE Vietnam 30 Index. Đáng chú ý, Fubon ETF, quỹ đầu tư từ Đài Loan đã liên tục thu hút vốn mạnh mẽ, nâng tổng giá trị tài sản ròng (NAV) lên mức 23,64 tỷ TWD (tương đương 780 triệu USD) tính đến ngày 24/3/2025, trở thành quỹ ETF có quy mô lớn nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

photo-1742808107785-1742808108178786132001-1742809690780-1742809690949645992229.png

Xét về cơ cấu danh mục, VIC tiếp tục là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quỹ với 10,58%, tương ứng 27 triệu cổ phiếu. Theo sau là HPG với 51,5 triệu cổ phiếu (tỷ trọng 9,6%), VCB với 20 triệu cổ phiếu (9%), VHM với 25 triệu cổ phiếu (8,9%) và VNM với 16,7 triệu cổ phiếu (7%). Ngoài ra, những cái tên quen thuộc khác cũng xuất hiện trong danh mục này là MSN, SSI, STB, VCI, DGC, VRE, VND, KDH, VJC, SHB, FRT,...

Điều này phản ánh sự dịch chuyển trong chiến lược nắm giữ của các quỹ ngoại đối với thị trường Việt Nam, trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu và sự phục hồi của các doanh nghiệp nội địa.

Không chỉ FTSE Vietnam 30 Index, ngày 21/3 cũng là thời điểm hoàn tất cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF ngoại đình đám khác là VNM ETF và FTSE Vietnam ETF. Theo kết quả công bố, FTSE Vietnam Index chỉ số tham chiếu của FTSE Vietnam ETF đã thêm mã SIP vào danh mục nhưng không loại cổ phiếu nào. Trong khi đó, MVIS Vietnam Local Index, chỉ số cơ sở của VNM ETF, bổ sung NAB mà không có bất kỳ sự loại bỏ nào.

Những biến động này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của các đợt cơ cấu danh mục định kỳ của các quỹ ETF. Việc thay đổi cổ phiếu trong rổ chỉ số không chỉ ảnh hưởng đến dòng vốn ETF mà còn có thể tác động lớn đến thanh khoản và xu hướng giá của các mã liên quan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...