Giá cà phê vẫn tăng trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Sự lo ngại thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng cao vào mùa hè tới đã dẫn đến giá cà phê tiếp tục tăng…

Trong 3 tháng đầu năm 2023, giá cà phê đang phục hồi mạnh mẽ khi có mức chạm kỉ lục. Hiện nay, giá cà phê trong nước dao động mức từ 49.900 đồng đến 50.400 đồng/kg.

Giá cà phê tăng mạnh quý 1/2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/ 2023, cả nước đã xuất khẩu 142.544 tấn cà phê, thu về kim ngạch hơn 310 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình đạt 50.000 đồng/kg.

Tiếp đó, trong tháng 2/2023, cả nước xuất khẩu cà phê được 200.056 tấn với kim ngạch 435 triệu USD, tăng hơn 40% so với tháng trước cũng như tăng 43% so với cùng kỳ năm trước đây. Được thúc đẩy bởi nguồn cung trên thị trường và chuẩn bị cung ứng cho các thị trường mới đưa giá giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg và giá xuất khẩu cà phê tháng 2 vọt lên hơn 51.500/kg.

Sang đến tháng 3/2023, giá cà phê trong nước có biến đổi theo theo hình sin cho sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley (Mỹ), gây ảnh đến giá cà phê trên thị trường quốc tế. Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 18/3/20233, giá cà phê Robusta trên sàn London đã mất tới 76 – 77 USD/tấn và thị trường trong nước giá cà phê giảm 800 đồng so với ngày 17/3/2023.

Người dân thu hoạch cà phê

Tuy nhiên, đà tăng của giá cà phê tiếp tục được hình thành trong nửa đầu tháng 4/2023. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch gần nhất 3/4 - 14/4/2023, mặt hàng cà phê tiếp tục là tâm điểm chú ý của thị trường khi duy trì đà tăng rất mạnh ngay trong bối cảnh thị trường hàng hóa nguyên liệu tương đối trầm lắng.  Cà phê Alabica dẫn đầu với mức tăng mạnh 3,07% trên sàn New Yok, giá cà phê Robusta có tuần thứ 3 liên tiếp tăng với mức tăng 1,45% - cao nhất 9 tháng gần đây trên sàn Luân Đôn.

Trên địa bàn nội địa giá cà phê sáng ngày 17/4/2023 vẫn ở mức cao. Cụ thể, giá cà phê tại 3 huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của Lâm Đồng hiện đang thu mua với giá 49.900 đồng/kg.

Tại Đắk Lắk, giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar đang thu mua ở mức 50.400 đồng/kg đây là giá hiện tại cao nhất. Còn tại huyện Ea H'leo và Buôn Hồ, giá cà phê tại đây đang ở ngưỡng 50.300 đồng/kg.

Tại Gia Lai, cà phê Chư Prông đang có giá 50.300 đồng/kg; Pleiku  ở mức 50.200 đồng/kg. Còn tại Kon Tum, giá cà phê ở mức 50.300 đồng/kg.

Theo nhận định của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam xuất khẩu cà phê trong nước tăng hay giảm phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường và do thị trường quyết định. Khi số lượng xuất khẩu trong tháng 3 tại các nước cung ứng chính làm gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn từ đó hỗ trợ giá tăng

Cơ hội xuất khẩu kỳ hạn

Tổ chức Cà phê Quốc tế (IOC) ước tính, nguồn cung toàn cầu trong niên vụ 2022 - 2023 sẽ khoảng 171,3 triệu bao và sức tiêu thụ cà phê toàn cầu khoảng 178,5 triệu bao. Do đó, thị trường cà phê toàn cầu thiếu hụt 7,27 triệu bao.

Thực tế, báo cáo Thương mại tháng 3 của IOC cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2/2023 đã giảm 18,03% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt tổng cộng 8,9 triệu bao. Điều này dẫn đến lo ngại nguồn cung trong ngắn hạn thiếu hụt và đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giá cà phê tăng cao.

Hiện tại, nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Colombia đang có dấu hiệu thu hẹp lại trong quý 1. Đồng thời, tại châu Á, nguồn hàng của Việt Nam và Indonesia đẩy ra hiện trường cũng đang rất hạn chế do tồn kho ở mức thấp.

Nâng niu cà phê

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm tin tức hàng hóa Việt Nam cho rằng, giá cà phê có thể thiết lập mức đỉnh mới trong thời gian tới.

Bởi lẽ, các doanh nghiệp đang tập trung mua dự trữ hàng. Cộng thêm chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, lao động cùng với sự chênh lệch cán cân cung – cầu, hiện tượng hiện tượng El Nino qua lại sau khi hiện tượng La Nina chấm dứt thế… là các yếu tố làm giá cà phê bắt đầu từ thời điểm này.

“Đây được xem những yếu tố đã làm tăng đáng kể giá cà phê trên toàn cầu cũng như giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam”, ông Quang Anh nhấn mạnh.

Được biết, vào cuối năm 2022, khi Liên minh châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này.

Lập tức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt đề án Thí điểm vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025. Trong đó, ưu tiên phát triển sản phẩm cây cà phê Tây Nguyên 19.700 ha và phát triển trung tâm sơ chế, chế biến, bảo quản nguyên liệu. Đây được xác định là hướng đi bền vững, để có thể nâng cao giá trị cho cà phê.

Nhờ vậy, xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan, Italia…  tăng kỷ lục giúp các doanh nghiệp sản xuất cà phê Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu.

Nhìn chung, dự báo giá cà phê năm nay và năm 2024 sẽ rất sôi động. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam đẩy mạnh việc bán hàng bằng các hợp đồng kỳ hạn.

Xem thêm

Giá cà phê tăng, xuất khẩu cà phê đạt trên 2 tỷ USD

Giá cà phê tăng, xuất khẩu cà phê đạt trên 2 tỷ USD

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết: Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 nghìn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về sản lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng thế giới vẫn tăng mạnh dù đồng USD leo thang, trong nước, vàng miếng SJC thêm nửa triệu đồng/lượng ở cả chiều mua - bán...