Giá lợn hơi ngày 11/8: Chưa thể vượt ngưỡng 65.000 đồng

Giá lợn hơi ngày 11/8, miền Bắc và miền Nam ghi nhận xu hướng giảm sau nhiều ngày tăng, miền Trung - Tây Nguyên không có biến động ....

Thái Nguyên có mức giảm cao nhất 2.000 đồng/kg
Thái Nguyên có mức giảm cao nhất 2.000 đồng/kg

Giá lợn hơi ngày 11/8 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 57.000 đồng/kg đến 64.000 đồng/kg.

Giá tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 62.000 - 64.000 đồng/kg. Trong đó Thái Bình ghi nhận mức cao nhất 64.000 đồng/kg.

Thấp hơn một chút là Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang có giá giao dịch là 63.000 đồng/kg. Riêng Hưng Yên cùng ghi nhận mức giá 63.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và Thái Nguyên ghi nhận mức 62.000 đồng/kg, lần lượt giảm 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-11 071535.png
Bảng giá lợn hơi ngày 11/8 tại miền Bắc

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 58.000 – 62.000 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk là địa phương ghi nhận giá thấp nhất với 58.000 đồng/kg. Tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An ghi nhận mức giá cao nhất là 62.000 đồng/kg. Riêng các tỉnh còn lại cùng ghi nhận mức giá thu mua từ 59.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-11 072535.png
Bảng giá lợn hơi ngày 11/8 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 57.000 đồng/kg - 59.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Đồng Nai, TP. HCM, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh có giá thu mua 59.000 đồng/kg. Riêng Kiên Giang cùng ghi nhận mức giá 59.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Hậu Giang là địa phương ghi nhận mức giá thu mua thấp nhất 57.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Sóc Trăng được thu mua với giá 58.000 đồng/kg, tăng và giảm 1.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-11 072742.png
Bảng giá lợn hơi ngày 11/8 tại miền Nam

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang cho biết, việc áp dụng chuyển đổi số trong quản lý chăn nuôi bước đầu đem lại hiệu quả cao. Phần mềm giúp cập nhật số liệu chính xác, hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra, giám sát, phòng ngừa, khoanh vùng và kiểm soát dịch bệnh thuận lợi hơn.

Từ đó, cơ quan quản lý có thể thông tin kịp thời, khuyến cáo địa phương, cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi chủ động phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Hơn nữa, công nghệ còn giúp dự báo sản lượng, truy xuất nguồn gốc và định hướng thị trường cho từng loại sản phẩm. Đặc biệt, có ý nghĩa trong tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi, … luôn tiềm ẩn nguy cơ khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người chăn nuôi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Grab Food và ShopeeFood so găng giành vị trí số một trên thị trường giao đồ ăn Việt Nam

Cuộc đua song mã tại thị trường giao đồ ăn Việt Nam

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang trở nên sôi động khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, từ đó hình thành nên cuộc đua khốc liệt giữa các "ông lớn" công nghệ, không ngừng so găng để giành vị trí số một…

Giá xăng, dầu tăng trong tuần này

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành tuần này, liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thời gian áp dụng từ 15h hôm nay...