Hôm nay, giao dịch lợn hơi biến động trái chiều. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.
Miền Bắc: Quay đầu tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg
Giao dịch lợn hơi ghi nhận mức tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 48.000 – 51.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá lợn hơi tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 51.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Mức giá thấp nhất là 48.000 đồng/kg ghi nhận tại Hà Nam.
Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Thái Nguyên và Hà Nội cùng lên mức 50.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại không có biến động giá.
Miền Trung – Tây Nguyên: Giảm nhẹ
Giá thu mua lợn hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 48.000 - 51.000 đồng/kg. Trong đó, Bình Thuận ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/kg về 51.000 đồng/kg, ngang bằng với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk. Các địa phương còn lại có giá lợn hơi quanh mức 49.000 – 50.000 đồng/kg.
Miền Nam: Giảm rải rác 1.000 đồng/kg
Thị trường lợn hơi tại miền Nam giảm 1.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, lợn hơi tại TP.HCM, Bạc Liêu và Trà Vinh ghi nhận giao dịch ở mức 51.000 đồng/kg.
Tương tự, giá thu mua lợn hơi tại Đồng Nai và Tiền Giang đang cùng đứng ở mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động mới về giá. Mức giá cao nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau và Kiên Giang.
Giá lợn hơi bình quân cả nước xuống còn 50.300 đồng/kg. Xu hướng giảm giá cũng được ghi nhận tại trường Trung Quốc, chỉ còn 48.700 đồng/kg.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), so với cùng kỳ năm ngoái, số ổ dịch tả lợn Châu Phi giảm 59,64%, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 67,65%.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi dù đã được kiểm soát nhưng vẫn chưa dứt điểm, luôn có nguy cơ tái bùng phát. Các chuyên gia khuyến cáo việc chủ động phòng bệnh tả lợn Châu Phi bằng vắc xin là một trong những biện pháp an toàn mà người nuôi có thể chủ động thực hiện.
Đối với vùng dịch, chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp bao vây ổ dịch, phối hợp các ngành chức năng lập chốt kiểm dịch, hướng dẫn, kiểm soát việc đi lại, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt lợn trên địa bàn trong thời gian có dịch. Các xã vùng đệm, vùng uy hiếp cũng thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh không để xảy ra lây lan.