Giá lợn hơi ngày 15/11: Giảm mạnh nhất 2.000 đồng/kg

Giá thu mua lợn hơi hôm nay tiếp tục ghi nhận đà giảm tại nhiều địa phương…

Giá lợn hơi hôm nay giảm tại nhiều địa phương
Giá lợn hơi hôm nay giảm tại nhiều địa phương

Giá lợn hơi (15/11) tiếp tục giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện thị trường lợn hơi cả nước đang giao dịch quanh mức 48.000 - 53.000 đ/kg.

Miền Bắc: Giảm nhẹ tại một vài nơi

Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc ghi nhận trong khoảng 48.000 – 50.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nam giảm 2.000 đồng/kg về mức thấp nhất khu vực là 48.000 đồng/kg.

Sau khi hạ nhẹ 1.000 đồng/kg, giá thu mua lợn hơi tại Hà Nội đang ở mức 49.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại giữ nguyên mức giá.

lợn bắc 1511.JPG
Bảng giá lợn hơi ngày 15/11 tại miền Bắc

Miền Trung – Tây Nguyên: Giảm rải rác

Giao dịch lợn hơi tại khu vực này giảm rải rác ở một vài địa phương, dao động từ 48.000 – 52.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giá cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Thuận.

Sau khi cùng giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế lần lượt về mức 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.

Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, lợn hơi tại Đắk Lắk điều chỉnh về mức 48.000 đồng/kg, ngang bằng với Nghệ An và Hà Tĩnh.

lợn trung 1511.JPG
Bảng giá lợn hơi ngày 15/11 tại miền Trung - Tây Nguyên

Miền Nam: Giảm đồng loạt 1.000 - 2.000 đồng/kg

Tại miền Nam, giá thu mua lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 – 2.000 đồng tại nhiều địa phương, dao động trong khoảng 50.000 – 53.000 đồng/kg.

Theo đó, Cà Mau giảm 2.000 đồng/kg về mức 53.000 đồng/kg, ngang với Kiên Giang và Tiền Giang. Cùng mức giảm đó, Bình Phước và Bình Dương về mức 50.000 đồng/kg.

Cùng giảm 1.000 đồng/kg, lợn hơi tại Đồng Nai, Đồng Tháp được thu mua với mức 52.000 đồng/kg. Tại Vũng Tàu, An Giang và Cần Thơ đang cùng giao dịch ở mức 51.000 đồng/kg.

Tương tự, giá lợn hơi tại Hậu Giang, Bến Tre và Sóc Trăng sau khi điều chỉnh ghi nhận mức giá 50.000 đồng/kg.

lợn nam 1511.JPG
Bảng giá lợn hơi ngày 15/11 tại miền Nam

Theo Báo cáo của Cục Thú y, từ đầu năm đến hết tháng 10 vừa qua, cả nước đã xảy ra 481 ổ dịch dịch tả lợn châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố. Hơn 18.000 con lợn đã phải tiêu hủy. Trong đó dịch bệnh xảy ra kéo dài nhất là tại tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Đắk Lắk, Sơn La và Nghệ An…

Dù ngành chăn nuôi ở các địa phương đã nỗ lực khống chế dịch bệnh, nhưng số lợn chết vẫn chưa giảm. Đây là thách thức với ngành chăn nuôi từ nay đến cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao.

Để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát, ngành chăn nuôi khuyến cáo người chăn nuôi tập trung áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh, không nên tái đàn ồ ạt, mất kiểm soát.

Bên cạnh đó, cán bộ thú y cũng hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chú trọng đến công tác vệ sinh khử trùng, thực hiện việc quét dọn, vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi hằng ngày, định kỳ tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng 1 tuần/lần.

Đồng thời, triển khai ký cam kết thực hiện phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi đối với người chăn nuôi lợn, thực hiện “5 không”: không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển lợn chết, không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, thịt lợn chết, không vứt lợn chết ra ngoài môi trường, không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng thế giới vẫn tăng mạnh dù đồng USD leo thang, trong nước, vàng miếng SJC thêm nửa triệu đồng/lượng ở cả chiều mua - bán...