Giá lợn hơi ngày 16/2: Giảm lác đác tại một vài địa phương

Hôm nay, thị trường lợn hơi có sự điều chỉnh giá không đồng nhất. Theo ghi nhận, mức tăng giảm dao động trong khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg…

Giá lợn hơi ngày 16/2: Giảm lác đác tại một vài địa phương

Ngày 16/2, giá lợn hơi cả nước có nơi tăng, nơi giảm. Theo đó, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam là 2 khu vực có mức biến động giá trái chiều.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Miền Bắc duy trì mức giá lợn ổn định trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực được ghi nhận ở Thái Nguyên với 59.000 đồng/kg.

Giá giao dịch thấp nhất là 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lào Cai và Bắc Giang. Các địa phương còn lại đều giữ nguyên mức 58.000 đồng/kg.

lon-bac-1602-9454.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 16/2 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Giá thu mua lợn hơi tại khu vực này giảm nhẹ, dao động trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg. Trong đó, Thanh Hóa ghi nhận mức giá cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg.

Bình Thuận là địa phương duy nhất ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/kg về 54.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực cùng với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận.

lon-trung-1602-2127.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 16/2 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Giá lợn hơi miền Nam biến động không đồng nhất, dao động quanh mức 52.000 - 55.000 đồng/kg. Theo đó, lợn hơi tại Đồng Tháp và Vĩnh Long tăng 2.000 đồng/kg lên 54.000 đồng/kg.

Ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Vũng Tàu xuống mức 53.000 đồng/kg Đồng Nai và Bến Tre lần lượt là tỉnh có mức giá cao nhất và thấp nhất khu vực với 55.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg.

lon-nam-1602-6617.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 16/2 tại miền Nam

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, rất nhiều người lao động thiếu việc làm, mất việc làm trong năm qua. Do đó, nhu cầu và giá dịp Tết vừa qua không tăng cao được.

Bên cạnh đó, từ 2018 đến nay, nhiều cú sốc liên tiếp xảy ra với ngành chăn nuôi khiến số lượng nông hộ ngày càng thu hẹp lại. Số liệu thống kê của các tỉnh, thành phố mới đây còn khoảng 1,7 triệu hộ nhưng thực tế con số này có thể thấp hơn.

Ngoài ra, giá thức ăn chăn nuôi, dịch bệnh và biến đổi là những yếu tố tác động lớn đến ngành chăn nuôi. Chăn nuôi nông hộ nếu không làm theo an toàn sinh học thì sẽ không trụ được và chịu tổn thương nhiều nhất.

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của Mỹ đang gặp rắc rối lớn vì nông dân và doanh nghiệp sản xuất quá nhiều thịt thăn, giăm bông, xúc xích và thịt xông khói.

Tại Mỹ, nhu cầu thịt lợn đã giảm hơn 9% và nguồn cung tăng hơn 25% so với khoảng 20 năm trước. Hiện Mỹ xuất khẩu khoảng 25 - 30% sản lượng trong nước ra thị trường quốc tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

Không còn đơn thuần là hợp khẩu vị, thức uống "chuẩn gu" của người trẻ giờ đây phải thỏa mãn đồng thời nhiều tiêu chí như tốt cho sức khỏe, thơm hương, đậm vị nhưng phải là vị tự nhiên chứ không phải chỉ giống tự nhiên, thậm chí đồ uống còn phải thể hiện được chất riêng của người dùng…

Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội tăng tốc khi Mỹ bước vào mùa lễ hội cuối năm

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khởi sắc

Mỹ vẫn dẫn đầu top thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 7 tháng đầu năm 2024. Mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra luôn đạt mức tăng trưởng khá…

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

Nhằm đảm bảo khách hàng trên cả nước có cơ hội tiếp cận với hàng hóa nội địa chất lượng cao, trung bình một năm, WinMart thu mua và tiêu thụ 50.000 tấn rau củ, trong đó hàng nông sản nội địa chiếm hơn 99%...