Giá lợn hơi ngày 13/2: Giữ nguyên giá xuyên suốt Tết Nguyên đán

Ngày 13/2, cả nước ghi nhận xu hướng giá lợn hơi ổn định. Kể từ phiên tăng nhẹ ngày 8/2, giá lợn hơi xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán không thay đổi. Trong đó, miền Bắc vẫn đang giữ mức giá cao nhất cả nước…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày 13/2, cả nước ghi nhận xu hướng giá lợn hơi ổn định
Ngày 13/2, cả nước ghi nhận xu hướng giá lợn hơi ổn định

Hôm nay, giá lợn hơi tại cả ba miền không ghi nhận sự thay đổi giá. Theo ghi nhận, mức thu mua lợn hơi dao động trong khoảng 52.000 – 59.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Hôm nay, giá lợn hơi tại miền Bắc không biến động, dao động trong khoảng 57.000 – 59.000 đồng/kg. Cụ thể, giá lợn hơi cao nhất khu vực được ghi nhận tại Thái Nguyên với 59.000 đồng/kg.

Giá giao dịch thấp nhất là 57.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bắc Giang và Lào Cai. Các địa phương còn lại có giá lợn hơi là 58.000 đồng/kg.

lon-bac-1302-3101.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 13/2 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Tại khu vực này, giá lợn hơi có mức giao dịch từ 54.000 - 57.000 đồng/kg. Trong đó, Thanh Hóa có mức thu mua lợn hơi cao nhất với 57.000 đồng/kg.

Ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận.

lon-trung-1302-7165.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 13/2 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Tại miền Nam, giao dịch lợn hơi tiếp tục đi ngang, dao động quanh mức 52.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, Đồng Nai là nơi có mức giá lợn hơi cao nhất khu vực với 55.000 đồng/kg.

Mức giá thấp nhất khu vực là tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre với 52.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực có giá lợn hơi dao động quanh mức 53.000 – 54.000 đồng/kg.

lon-nam-1302-2621.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 13/2 tại miền Nam

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho biết, năm 2023, ngành chăn nuôi khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Đồng thời, chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó, năm nay, nguồn kinh phí UBND tỉnh Bắc Giang giao để thực hiện công tác phòng, chống dịch động vật là hơn 3,7 tỷ đồng.

Trong đó, thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng là hơn 1,1 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ 450 triệu đồng, còn lại là ngân sách huyện).

Kinh phí thực hiện phòng, chống bệnh dại động vật hơn 1,2 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 450 triệu đồng, ngân sách huyện 395 triệu đồng, còn lại do người chăn nuôi chi trả).

Kinh phí phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò là 895 triệu đồng (ngân sách tỉnh 450 triệu đồng, ngân sách huyện 325 triệu đồng và người chăn nuôi chi trả 120 triệu đồng). Đối với công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% là 450 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm