Giá lợn hơi ngày 14/2: Ba miền kéo dài chuỗi đi ngang

Ngày 14/2, giá lợn hơi tại các tỉnh thành trong nước đồng loạt đi ngang. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 52.000 - 59.000 đồng/kg…

Ba miền kéo dài chuỗi đi ngang
Ba miền kéo dài chuỗi đi ngang

Giá lợn hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền Trong đó, mức giá cao nhất và thấp nhất cả nước lần lượt là 59.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Miền Bắc duy trì mức giá lợn ổn định trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực được ghi nhận ở Thái Nguyên với 59.000 đồng/kg.

Giá giao dịch thấp nhất là 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang và Lào Cai. Các địa phương còn lại đều giữ nguyên mức thu mua 58.000 đồng/kg.

lon-bac-1402-1066.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 14/2 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Lợn hơi tại khu vực này có giá dao động trong khoảng 54.000 – 57.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 57.000 đồng được ghi nhận tại Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, lợn hơi tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận ghi nhận mức thấp nhất khu vực với 54.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại ghi nhận mức giá từ 55.000 – 56.000 đồng/kg.

lon-trung-1402-9655.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 14/2 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Tại miền Nam, giá giao dịch lợn hơi đi ngang, dao động quanh mức 52.000 - 55.000 đồng/kg. Theo đó, lợn hơi tại Đồng Nai đang được thu mua với giá 55.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre. Các địa phương còn lại có giá thu mua lợn hơi trong khoảng 53.000 – 54.000 đồng/kg.

lon-nam-1402-4815.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 14/2 tại miền Nam

Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Xuân Dương, ngành chăn nuôi chưa bao giờ khó khăn như hiện nay. Theo đó, khâu kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập, chưa có hàng rào kỹ thuật và các biện pháp tự vệ thương mại phù hợp trong nhập khẩu chính ngạch và chưa kiểm soát được vấn đề nhập khẩu tiểu ngạch (nhập lậu).

Bên cạnh đó, công tác kiểm soát giết mổ còn rất nhiều hạn chế. Nếu các cơ sở giết mổ kiểm soát được nguồn gốc của vật nuôi sẽ giúp cho công tác kiểm soát nhập lậu gia súc, gia cầm tốt hơn vì không có cơ sở trong nước tiêu thụ thì cũng không còn việc nhập lậu từ biên giới nữa.

Ngoài ra, trên thế giới, ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của Mỹ đang gặp rắc rối lớn vì nông dân và doanh nghiệp sản xuất quá nhiều thịt thăn, giăm bông, xúc xích và thịt xông khói.

Tại Mỹ, các nhà máy chế biến thịt lợn khổng lồ và nông dân chăn nuôi lợn đều đang gặp khó khăn. Theo ước tính từ Đại học bang Kansas, nhu cầu thịt lợn của Mỹ đã giảm hơn 9% so với khoảng 20 năm trước. Trong khi đó, nguồn cung tăng hơn 25%.

Các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ đang ngày càng kỳ vọng về người tiêu dùng ở các nước khác. Ngành này hiện xuất khẩu khoảng 25 - 30% sản lượng trong nước ra thị trường quốc tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...