Giá lợn hơi ngày 26/3: Giá cao nhất cả nước đạt 62.000 đồng/kg

Ngày 26/3, giá lợn hơi tại miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên giữ nguyên. Trong khi đó, miền Nam ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giá cao nhất cả nước đạt 62.000 đồng/kg
Giá cao nhất cả nước đạt 62.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Nam. Theo ghi nhận sau khi tăng giá, lợn hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 60.000 – 62.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Miền Bắc duy trì mức giá lợn ổn định trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực được ghi nhận ở Bắc Giang và Thái Nguyên với 62.000 đồng/kg.

Giá giao dịch thấp nhất là 60.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Ninh Bình. Các địa phương còn lại có mức giá 61.000 đồng/kg.

lon-2604-3584.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 26/3 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Tại khu vực này, giá lợn hơi có mức giao dịch từ 59.000 - 61.000 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng và Bình Thuận có mức thu mua lợn hơi cao nhất với 61.000 đồng/kg.

Ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Các địa phương khác có mức giá 60.000 đồng/kg.

lon-trung-2603-8820.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 26/3 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Giá lợn hơi miền Nam tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, dao động quanh mức 60.000 - 62.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, lợn hơi tại Đồng Nai có giá 62.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Thấp hơn một chút là 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang và Bến Tre. Các tỉnh còn lại có mức giá thấp nhất khu vực 60.000 đồng/kg.

lon-bac-2603-5694.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 26/3 tại miền Nam

Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang bắt đầu triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo kế hoạch, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, địa phương này sẽ sản xuất được 45.000 tấn thức ăn công nghiệp/năm, đáp ứng 20% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi.

Đồng thời, vào năm 2030, tỉnh sẽ sản xuất tới 112.000 tấn thức ăn công nghiệp/năm, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu phục vụ sản xuất chăn nuôi.

Bên cạnh đó, chuyển đổi, mở rộng, nâng diện tích đất nông nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến năm 2025 khoảng 3.000 ha, năm 2030 đạt 6.000 ha.

Ngoài ra, Lâm Đồng đặt mục tiêu năm 2025 và năm 2030 sẽ có lần lượt 40% và 60% lượng phụ phẩm nông nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý, chế biến làm thức ăn chăn nuôi.

Có thể bạn quan tâm