Giá lợn hơi ngày 29/7: Tiếp đà giảm, giá thấp nhất 57.000 đồng/kg

Giá lợn hơi ngày 29/7, cả 3 miền tiếp tục ghi nhận mức giảm từ 1.000 đồng/kg - 2.000 đồng/kg, giá thấp nhất 57.000 đồng/kg... 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giá lợn hơi
Giá lợn hơi

Giá lợn hơi ngày 29/7 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 58.000 đồng/kg đến 62.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 61.000 - 62.000 đồng/kg. Trong đó Thái Nguyên và Thái Bình cùng ghi nhận mức 62.000 đồng/kg. Riêng Hà Nội cùng ghi nhận mức giá 62.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Thấp hơn một chút là Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam và Ninh Bình có giá giao dịch 61.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Riêng Tuyên Quang giảm 2.000 đồng/kg và có giá giao dịch là 61.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-07-29 082223.png
Bảng giá lợn hơi ngày 29/7 tại miền Bắc

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 59.000 – 61.000 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Bình Thuận và Đắk Lắk là địa phương ghi nhận giá thấp nhất với 59.000 đồng/kg. Tỉnh Ninh Thuận có giá giao dịch 59.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tỉnh Thanh Hóa ghi nhận mức giá cao nhất là 61.000 đồng/kg. Riêng các tỉnh còn lại cùng ghi nhận mức giá thu mua 60.000 đồng/kg đến 61.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-07-29 084221.png
Bảng giá lợn hơi ngày 29/7 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 57.000 đồng/kg - 60.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Cà Mau và Bạc Liêu có giá thu mua 60.000 đồng/kg.

Tỉnh Cần Thơ có giá giao dịch thấp nhất là 57.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Riêng TP.HCM, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang có giá giao dịch là 59.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-07-29 084628.png
Bảng giá lợn hơi ngày 29/7 tại miền Nam

Qua hơn 6 tháng đầu năm, lực lượng cán bộ thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Cần Thơ đặt trọng tâm vào các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và xây dựng vùng chăn nuôi an toàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, hoạt động chăn nuôi đạt hiệu quả và ổn định. Dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò, tai xanh ở lợn, dịch tả lợn châu Phi và dịch bệnh thủy sản không xảy ra. Còn một số bệnh như: Tụ huyết trùng, phó thương hàn, các bệnh thông thường… xảy ra nhỏ lẻ ở một số hộ gia đình, không gây thành dịch.

Cần Thơ hiện đã dịch chuyển các trại chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực các khu dân cư, khu đô thị ở quận, huyện ngoại thành.

Có thể bạn quan tâm