Giá lợn hơi ngày 30/7: Không biến động phiên cuối tuần

Giá lợn hơi ngày cuối tuần 30/7, không ghi nhận biến động mới sau chuỗi ngày giảm liên tục...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giá lợn hơi
Giá lợn hơi

Giá lợn hơi ngày 30/7 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 57.000 đồng/kg đến 62.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 61.000 - 62.000 đồng/kg. Trong đó Thái Nguyên, Hà Nội và Thái Bình cùng ghi nhận mức 62.000 đồng/kg.

Thấp hơn một chút là Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai, Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang có giá giao dịch là 61.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-07-30 082315.png
Bảng giá lợn hơi ngày 30/7 tại miền Bắc

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 59.000 – 61.000 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Đắk Lắk là địa phương ghi nhận giá thấp nhất với 59.000 đồng/kg.Tỉnh Thanh Hóa ghi nhận mức giá cao nhất là 61.000 đồng/kg. Riêng các tỉnh còn lại cùng ghi nhận mức giá thu mua 60.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-07-30 082701.png
Bảng giá lợn hơi ngày 30/7 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 57.000 đồng/kg - 60.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Cà Mau và Bạc Liêu có giá thu mua 60.000 đồng/kg.

Tỉnh Cần Thơ có giá giao dịch thấp nhất là 57.000 đồng/kg. Riêng Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang có giá giao dịch là 59.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-07-30 082701.png
Bảng giá lợn hơi ngày 30/7 tại miền Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 4809/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đồng ý về chủ trương xây dựng Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong Quý 4/2024.

Trong quá trình xây dựng Nghị định cần xác định rõ phạm vi của Nghị định, nội dung các chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo đúng quy định pháp luật, không trùng lặp, chồng chéo với các chính sách hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, được người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp, cơ quan chuyên ngành thú y và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, thường xuyên có văn bản kiến nghị các Bộ và Chính phủ sớm ban hành.

Có thể bạn quan tâm